Bí ẩn: Người được cấy ghép tạng lưu lại ký ức của người hiến tạng

Bí ẩn: Người được cấy ghép tạng lưu lại ký ức của người hiến tạng

Bí ẩn: Người được cấy ghép tạng lưu lại ký ức của người hiến tạng

Bí ẩn: Người được cấy ghép tạng lưu lại ký ức của người hiến tạng

Bí ẩn: Người được cấy ghép tạng lưu lại ký ức của người hiến tạng
Bí ẩn: Người được cấy ghép tạng lưu lại ký ức của người hiến tạng
Thứ sáu, 27-12-2024 06:17, (GMT+07:00)
Bí ẩn: Người được cấy ghép tạng lưu lại ký ức của người hiến tạng
18-07-2021 12:34

Ảnh: Shutterstock.

Chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ nói về hiện tượng “di thực ký ức”, hiện tượng này có nghĩa là: khi một người được cấy ghép tạng lưu lại ký ức của người hiến tạng…

Ông Gary Schwartz, một giáo sư tâm lý học nổi tiếng tại Đại học bang Arizona, đã tìm hiểu, nghiên cứu trong hơn 20 năm và thu thập được hơn 70 trường hợp “di thực ký ức”. Ví dụ nổi tiếng nhất là vũ công chuyên nghiệp người Mỹ Claire Sylvia.

Sylvia bị tăng áp động mạch phổi nguyên phát và phải tiến hành ghép tim-phổi vào năm 1988, cô khi 47 tuổi. Chín năm sau, cô hợp tác với một người viết tiểu sử và xuất bản cuốn hồi ký nổi tiếng “A Change of Heart” (Chuyển tâm).

Claire Sylvia (Ảnh sưu tầm)

Kế thừa sở thích của người hiến tạng

Trong cuốn sách, Sylvia kể lại rằng ngay sau khi phẫu thuật, cô muốn uống bia và thích ăn một số loại thực phẩm như thanh sôcôla, ớt xanh và gà rán KFC, những thứ mà trước đây cô chưa từng đụng đến. Năm tháng sau ca phẫu thuật, cô cũng mơ thấy được ở rất gần một cậu thiếu niên tóc đỏ cao gầy có tên viết tắt là Tim L.; trong mông lung, cô biết cậu là người đã hiến tặng mình trái tim. May mắn thay, sau khi hồi phục, cô đã có thể hoạt động trở lại trong thế giới vũ đạo.

Chỉ có một y tá từng nói với Sylvia rằng trái tim được hiến tặng cho cô ấy đến từ một cậu bé 18 tuổi bị tai nạn trên một chiếc mô tô, có nhà ở Maine. Mãi đến năm 1990, cô mới lần ra tên của người hiến tặng – cậu bé Timothy Lamirande, thông qua cáo phó in trên một tờ báo.

Sylvia đến thăm gia đình của Lamirande, họ xác nhận với cô rằng Tim (gọi tắt là Timothy) rất giàu sinh lực trong suốt cuộc đời của mình, và bia, gà rán cùng ớt xanh là những món ăn yêu thích của cậu ấy trong suốt cuộc đời. Cuối cùng, mẹ của Tim phục vụ một chiếc bánh sôcôla cho Sylvia, nói rằng sôcôla là thứ con trai bà thích ăn khi còn sống…

Sylvia vẫn giữ liên lạc với mẹ của Tim cho đến khi bà qua đời vào năm 2009. Trải nghiệm của cô cũng được Hollywood quay thành bộ phim truyền hình “Heart of A Stranger” (Trái tim người lạ).

Sự trùng hợp khó giải thích về tình cảm và số phận

Một trường hợp khác là Sonny Graham, sống tại Georgia, Mỹ, mắc bệnh giãn cơ tim do virus; sau khi đăng ký và chờ ghép tim một năm, ông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật vào năm 1995. Năm sau, ông liên hệ với một cơ quan hiến tặng nội tạng để cảm ơn Cheryl Sweat, góa phụ của người hiến tặng.

Sonny Graham thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép tim (Ảnh: Shutterstock).

Graham kể lại tình huống với phóng viên khi gặp Sweat, 28 tuổi, vào tháng 1/1997, “Tôi dường như đã biết cô ấy nhiều năm. Tôi cứ ngắm nhìn cô ấy chăm chú”. Ông thừa nhận rằng mình đã yêu cô ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

Hai người kết hôn vào năm 2004. Nhưng 3 năm sau, người đàn ông 69 tuổi Graham đã tự bắn và kết liễu sinh mệnh của mình – giống hệt như người đã hiến tim cho ông, Terry Cottle, khi đó 33 tuổi.

Một trường hợp khác, một bé gái 7 tuổi mắc bệnh tim nghiêm trọng bắt đầu gặp ác mộng về việc bị sát hại thường xuyên sau khi được cấy ghép trái tim của một bé gái 10 tuổi bị sát hại dã man. Điều gây sốc là cảnh sát Hoa Kỳ, dựa vào mô tả chi tiết của cô về kẻ sát nhân trong giấc mơ của cô, và họ đã bắt được kẻ sát nhân đã tàn nhẫn sát hại bé gái 10 tuổi trong một lần bị ngã sõng soài!

Một bé gái 7 tuổi mắc bệnh tim nghiêm trọng bắt đầu gặp ác mộng về việc bị sát hại thường xuyên sau khi cô cấy ghép trái tim của một bé gái 10 tuổi bị sát hại dã man (Ảnh: Shutterstock).

Lời tạm biệt muộn mằn…

Cũng có trường hợp của một cặp vợ chồng người Mỹ. Họ đang đi ô tô trên đường cao tốc khi trời mưa xối xả, nhưng cả hai đang bất hòa vì một số sự tình, nên họ không nói chuyện với nhau; dọc đường chỉ nghe thấy tiếng cần gạt nước mưa trên kính xe. Thật không may, hai vợ chồng bị tai nạn phải nhập viện cấp cứu; người chồng cầm lái bị thương nặng, tạo thành chết não, người vợ bị gãy xương toàn thân may mắn sống sót. Khi đang đau đớn tột cùng về thể xác, cô đã dũng cảm hiến tim chồng mình để cứu một bệnh nhân suy tim đang hấp hối.

Nửa năm sau, dưới sự nỗ lực của các nhân viên y tế, người vợ đã hoàn toàn bình phục, nhưng trong lòng cô ấy không thể vơi đi một điều gì đó – cảm giác hối tiếc rằng cô ấy đã chưa thể nói lời từ biệt với chồng mình. Vì vậy, cô tìm đến nhân viên xã hội, người thuyết phục cô hiến tạng chồng, mong ông ta tìm lại được người nhận tim, cô muốn nói lời từ biệt với anh, người mang trái tim của chồng cô.

Nhân viên xã hội thấy khá lúng túng, bởi vì trong hệ thống y tế của Mỹ, người nhà của người cho và người nhận tạng không thể gặp trực tiếp, nhưng ông không thể từ chối lời thỉnh cầu của người vợ; vì vậy ông đã phá vỡ quy ước và liên lạc với người nhận tạng, nhưng ông ấy cũng đã nói trước, bên kia có thể từ chối. Thật bất ngờ, người nhận tim khi xưa đã đồng ý mà không cần suy nghĩ.

Đến chiều hẹn, không hiểu sao người nhận tim đến muộn, nhân viên xã hội bồn chồn cảm thấy hơi có lỗi sau thời gian dài chờ đợi, ông nhắc nhở vợ của người cho tim rằng: “người nhận tim không bắt buộc phải đến”, đồng thời cũng khuyên cô nên rút lui. 

“Không, chồng tôi sắp đến rồi, tôi cảm nhận được điều đó!” Vài phút sau, người nhận tim đẩy cửa bước vào, khiến nhân viên xã hội thực sự sốc.

Ảnh: Shutterstock.

Người nhận tim là một học sinh trung học. Dù lần đầu gặp nhau nhưng họ đã có cảm giác thân thiết khó tả, hai người nhanh chóng trò chuyện nhiệt tình, thân thiết như người nhà. Tâm nguyện của người vợ cuối cùng cũng được thực hiện, cô vuốt ngực người nhận tim và nói lời tạm biệt vào trái tim chồng: “Anh à, em xin lỗi, em đã không nói lời tạm biệt với anh”.

Hành vi này khiến người nhận tim cảm thấy rất thoải mái, vì cậu luôn cảm thấy trái tim mình nặng trĩu trong suốt 6 tháng qua sau khi được ghép tim. Mặc dù dữ liệu khám nghiệm cho thấy trái tim hoạt động tốt, nhưng cậu luôn cảm thấy chán nản và khó diễn đạt; nhưng bây giờ khi cô ấy chạm vào như vậy, cậu đã hồi phục hoàn toàn.

Cuối cùng hai người miễn cưỡng nói lời chia tay; trước khi đi, cậu học sinh trung học có nói một câu: “Tại sao trong lúc này, tôi cứ nghe thấy tiếng cần gạt nước lau kính xe?”

Người vợ không kìm được nước mắt khi nghe câu hỏi này, nó như trút ra nỗi niềm của chồng. Bạn có cảm thấy rùng mình trước câu chuyện trên? Đó phải chăng là hiện tượng “Linh hồn xuất khiếu”, hay là “Tâm điện cảm ứng” mà lâu nay giới khoa học chưa thể lý giải? Như tôi đã nói trước đó, trong tế bào vẫn chi trì những ký ức của chủ nhân ban đầu của nó, đây nhất định là những bằng chứng tốt nhất.  

Cái gọi là “ký ức tế bào” vẫn chưa được khoa học đương đại xác nhận, nhưng một số quan điểm do nghiên cứu khoa học đưa ra có thể giúp hiểu được hiện tượng thực tế này.

Công nghệ sinh học hiện đại đã xác nhận rằng một tế bào chứa tất cả thông tin và tất cả các gen của một sinh vật, và khoa học đã có thể tái tạo sự sống từ một tế bào. Làm thực nghiệm trên một con chuột bạch, cắt tế bào của nó ra thành những lát nhỏ, dùng kính hiển vi để phóng to lên ngàn lần và soi dưới đèn huỳnh quang, thì thứ hiển hiện xuất lai chính là hình tượng của con chuột bạch.

Trong “Tây Du Ký”, Tôn Ngộ Không đã nhổ một sợi lông trên người và thổi nhẹ, lập tức biến thành nhiều ‘lão Tôn’ giống hệt nhau, mà con người ngày nay vẫn cho đây là chuyện thần thoại. Nếu chiểu theo lý luận “toàn tín tức” (Holographic biology) trong sinh vật học, đây không phải là chuyện hoang đường, mà là một sự thật chân thực. Bởi vì chỉ trong một sợi lông nhỏ, xác thực có rất nhiều thông tin về Tôn Ngộ Không.

Ghi chú:
Holographic biology, hiểu một cách đơn giản, holographic là một kỹ thuật cho phép ánh sáng tán xạ từ một vật thể được ghi lại và sau đó tái tạo lại hình ảnh 3 chiều trong một chùm tia laser. Hình ảnh này sẽ lơ lửng trong không khí, ngời xem có thể nhìn thấy nó từ bất kỳ góc độ nào mà không cần sử dụng các loại kính đeo chuyên dụng hỗ trợ. Công nghệ này do nhà vật lý người Anh gốc Hungary Dennis Gabor phát minh vào năm 1947 và được nghiên cứu phát triển bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới.

Những tài liệu tham khảo:
David Lee: Cấy ghép nội tạng có thể là khởi đầu của một cơn ác mộng?
[Bí ẩn về cơ thể người] Ghép tim đưa ký ức của những người hiến tặng trở thành “ký ức tế bào” tuyệt vời
Ký ức còn sót lại của tế bào──Một câu chuyện tuyệt đẹp về cấy ghép nội tạng
Có thực sự có một “bạn” trong phòng giam?
Cấy ghép nội tạng dẫn đến ghép bộ nhớ; tim của nạn nhân giúp tìm ra kẻ sát nhân; người được ghép tim cũng chọn phương pháp chết tương tự;
“Thay lòng đổi dạ” có thay đổi cả nhân cách trí nhớ không? Ghép tim đã biến một cậu bé 17 tuổi thành một tên cặn bã! ?
Khó giải thích! Sau khi cấy ghép nội tạng … điều mà ngay cả khoa học cũng không thể giải thích được …

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Đăng theo ĐKN

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP