Có rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề liệu có 250.000 thi thể dưới đáy hồ Baikal thật hay không? Rất nhiều người tin rằng đó là sự thật, cũng rất nhiều người nói thông tin đó là giả. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và phân tích xem sự việc này rốt cuộc là thế nào!
ừ trước đến nay hồ Baikal luôn là một kỳ quan thiên nhiên độc đáo, mang vẻ đẹp có một không hai trên thế giới, hàng năm thu hút vô số khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều bài hát, bài thơ, bài dân ca nổi tiếng viết về vùng hồ này. Hồ Baikal có hình thù giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ, đến nay đã trải qua lịch sử 25 triệu năm, là hồ nước ngọt lâu đời nhất trên thế giới, được ví như “con mắt của Siberia”.
Nằm ở miền đông Siberia của nước Nga, Baikal là hồ nước sâu nhất thế giới với vẻ đẹp tĩnh lặng hiếm thấy. Do nằm sâu trong lãnh thổ nước Nga, nên nhiều người không thể đến tận nơi mà chỉ có thể lặng lẽ cảm nhận vẻ đẹp và sự huyền bí của hồ Baikal qua các bài hát.
Bên cạnh đó rất nhiều người đã đến và vô cùng kinh ngạc khi tận mắt nhìn thấy hồ Baikal, bởi vì nó quá đẹp khiến mọi người đều bị mê hoặc. Nhưng ẩn sâu bên trong vẻ đẹp ấy là một bí ẩn lớn: dưới đáy hồ sâu hàng nghìn mét có tới 250.000 thi thể đang yên giấc ngàn thu.
Chuyện kể rằng, sau cuộc Cách mạng tháng 10 Nga, cựu tư lệnh hạm đội Sa Hoàng của Nga là Alexander Kolchak đã tập hợp tàn dư của quân đội Sa Hoàng, tổ chức lực lượng vũ trang phản cách mạng, dưới sự trợ giúp của nước Anh, thành lập chính phủ độc lập ở Omsk. Không lâu sau, tháng 11 năm 1919, Omsk bị Hồng quân đánh chiếm. Để bảo toàn lực lượng, Kolchak quyết định dẫn quân của mình băng qua Siberia dài hơn 6.000 km, chạy đến bờ biển Thái Bình Dương, tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nhật Bản, chờ đợi thời cơ quay trở lại.
Có hơn 500.000 quân đi theo Kolchak cùng 750.000 người lưu vong chống lại những người Bolshevik và hoài niệm Sa Hoàng. Trong số đó, giám mục, nhà sư và nữ tu chiếm 270.000 người, ngoài ra phụ nữ quý tộc và con cái của họ tổng cộng hơn 200.000 người. Kỳ thực, trong đội ngũ hùng hậu hơn 1,25 triệu người đào trong đó vẫn còn ẩn giấu một bí mật đáng kinh ngạc: 500 tấn vàng khối trị giá 500 triệu đô la Mỹ, bấy giờ là chi phí quân đội Sa Hoàng cấp cho Kolchak, được chia ra đóng trên 28 chiếc xe vận chuyển bọc thép.
Nhiệt độ trung bình của mùa đông ở Omsk là âm 22 độ C. Đoàn quân 1,25 triệu người dưới sự lãnh đạo của Kolchak bắt đầu hành trình dài 6000 km. Nhiệt độ âm 22 độ C không phải là hiếm thấy đối với những người sống ở phần lục địa Châu Âu ở Nga, nhưng không ai ngờ rằng, mới đi được vài ngày, nhiệt độ đột nhiên giảm xuống âm 69 độ C. Thị trấn nhỏ Tomsk, cách Omsk hơn 1.000 km về phía đông là nơi thảm họa bắt đầu, trở thành thị trấn lạnh nhất trên trái đất năm đó.
Gió lạnh thấu xương gào thét, bão tuyết như lưỡi cưa sắc bén cứa vào da thịt, mang đến nỗi thống khổ khôn tả cho cuộc di cư quy mô lớn hiếm có trong lịch sử. Chẳng bao lâu sau, trên cánh đồng tuyết bất tận ở Siberia xuất hiện những người chết cóng, những chiếc xe trượt tuyết bị vứt bỏ, những con ngựa chết cóng… những xác chết và tuyết rơi bất tận phủ kín những con đường ở Siberia.
Trong vòng 3 tháng kể từ ngày 13 tháng 11 năm 1919 đến tháng 2 năm sau, cái lạnh đột ngột kỳ lạ đã gây ra một thảm kịch không thể tin được của con người, từ đó phát triển thành chuỗi bi kịch không ngừng nghỉ. Cả 28 chiếc xe vận tải chở vàng đã hết nguyên liệu, không còn cách nào khác, họ phải chuyển vàng từ xe tải sang những chiếc xe trượt tuyết ngựa kéo. Nhưng cái giá rét khắc nghiệt đã khiến những con ngựa thuần chủng của Siberia kéo xe trượt tuyết lần lượt chết cóng, khối tài sản khổng lồ kế thừa từ Sa Hoàng nước Nga buộc phải vứt nằm lại trên vùng đất Siberia hoang vu. Không ai biết tung tích của 500 tấn vàng khối này, đến nay nó vẫn là một bí ẩn lịch sử.
Cuộc hành quân không vì thế mà dừng lại, đoàn người cứng ngắc như những thây ma, chỉ có đôi chân là không ngừng di chuyển. Tuyết ngày một lớn, cả đất trời như một cái bọc tuyết khổng lồ kín mít. Lúc đầu, những người chỉ huy dùng hết sức hô lớn: “Không được ngủ” để động viên mọi người, nhưng càng về sau, ngay cả họ cũng bị những cơn buồn ngủ dụ dỗ.
Đội ngũ di cư giảm bớt thành viên một cách nhanh chóng từng ngày. Cái lạnh khắc nghiệt chưa từng thấy của Siberia trong một thế kỷ qua đã biến thành nỗi thống khổ vô cùng tàn khốc, hành hạ con người một cách tàn nhẫn. Tuyết rơi như điên cuồng, ngày càng dữ dội, chỉ trong một đêm có đến 200.000 người chết cóng gần thành phố Nikolai Evsk.
Đến cuối tháng 2 năm 1920, đoàn người đã giảm từ 1,25 triệu ban đầu xuống còn 250.000 người. Trải qua muôn vàn gian khổ, những người này cuối cùng đã vượt qua 2000 km từ Omsk đến bờ hồ Baikal, tuy nhiên, vì sự an toàn cuối cùng, họ buộc phải băng qua hồ Baikal. 250.000 con người bắt đầu băng qua mặt hồ rộng 80km, phủ lớp băng dày 3 mét.
Lớp băng trên mặt hồ tỏa sáng lấp lánh giống như sàn nhảy nhẵn bóng. Bề mặt hồ Baikal đóng băng lạnh buốt, nhiệt độ xuống đến âm 69 độ C, bão tuyết dữ dội ầm ầm như muốn đông cứng cả xương tủy, đến nỗi dù có khoác da gấu hay da hải cẩu trên người cũng chỉ có tác dụng trên bề mặt. Lại có thêm hàng nghìn người chết cóng. Một cảnh tượng không thể tưởng tượng ra đã xuất hiện trên lớp băng dày của mặt hồ Baikal: vợ của một viên chỉ huy sắp chuyển dạ trên mặt băng, nhưng không có ai đến giúp, từng gương mặt lạnh lùng vô cảm lê những bước chân nặng nề lướt qua. Viên chỉ huy dùng áo khoác của mình che chắn để không ai trông thấy cảnh vợ sinh con, nhưng anh ta cuối cùng lại giống như bức tường lạnh ngắt, cứ như vậy mà chết cóng, người vợ đang trở dạ và đứa con sắp chào đời cũng chết cóng trong thế giới băng giá lãnh khốc này.
250.000 thi thể chết cóng trên mặt hồ Baikal cứ nằm yên ở đó cho đến trước khi mặt hồ tan băng vào mùa hè năm sau. Khi băng tan, cảnh tượng hiện ra thật khủng khiếp và tàn khốc; tất cả lặng lẽ chìm vào đáy hồ sâu thăm thẳm, biến mất khỏi tầm nhìn. Cái chết của đoàn người được coi là sự việc đáng sợ nhất được ghi nhận cho đến nay và cũng là thảm kịch kinh hoàng nhất do thiên tai nhân họa cùng gây ra.
Theo Sound Of Hope
Quỳnh Chi biên dịch
Đăng theo ĐKN