Bệnh dịch là có an bài? Cao xanh chiếu cố cho người thiện lương…

Bệnh dịch là có an bài? Cao xanh chiếu cố cho người thiện lương…

Bệnh dịch là có an bài? Cao xanh chiếu cố cho người thiện lương…

Bệnh dịch là có an bài? Cao xanh chiếu cố cho người thiện lương…

Bệnh dịch là có an bài? Cao xanh chiếu cố cho người thiện lương…
Bệnh dịch là có an bài? Cao xanh chiếu cố cho người thiện lương…
Thứ sáu, 27-12-2024 07:07, (GMT+07:00)
Bệnh dịch là có an bài? Cao xanh chiếu cố cho người thiện lương…
27-09-2021 15:44

Nếu những gì sách sử ghi lại là thật thì ôn dịch phát sinh phải chăng đều có định số? Ai lâm cảnh khốn cùng, ai thoát kiếp nguy nan hẳn là đều có căn nguyên?…

Theo ghi chép trong hồ sơ của Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn 20 vụ dịch bệnh lớn xuyên biên giới đã xảy ra trong 80 năm qua, 60% phát sinh trong thế kỷ này, hơn nữa, gần 10 năm qua đã phát sinh tới 8 lần. Trong sách cổ của Trung Quốc ghi chép không ít sự việc Thượng Thiên giáng ôn dịch, người chết vì dịch bệnh cũng có định số. 

Phát sinh dịch bệnh là có sắp xếp từ Thiên thượng?

1, Triều Nam Tống, 

Theo ghi chép lịch sử, vào mùa thu năm thứ 5 Nguyên Gia, triều Nam Tống, đột nhiên có một bà lão xuất hiện trước cửa một gia đình với “quần áo cũ rách, hai mắt không có con ngươi” sau đó biến mất. Tháng 3 năm sau khi có sự xuất hiện của bà lão, cả gia đình đó đều bị chết vì ôn dịch. 

2, Triều đại nhà Minh

Cuốn sách “Quái viên” nổi tiếng của Tiễn Hy Ngôn thời nhà Minh có viết một đoạn như sau: “Tại huyện Kinh Sơn tỉnh Hồ Bắc có gia đình họ Tưởng. Một đêm nọ người con trai của họ đột nhiên bị người dẫn ra cửa cổng và nhìn thấy bên ngoài có mấy trăm đứa trẻ, y phục rất đặc sắc. Cậu còn chưa kịp nhìn rõ mặt thì bọn trẻ đột nhiên biến mất, trên đất chỉ thấy có mấy trăm lá cờ nhỏ. Cậu kinh hồn bạt vía ngồi xổm xuống đất, cúi đầu nhìn lại những lá cờ và phát hiện trên đó viết 4 chữ ‘Thiên hạ đại loạn’ ”. Lúc này mặt trời bắt đầu mọc, mấy trăm lá cờ nhỏ cũng đột nhiên biến mất. Cậu suy nghĩ mãi mà không thể giải thích nổi. Không lâu sau đó, dịch bệnh bùng phát, nhà họ Tưởng bị chết hơn 10 người, lúc này mọi người mới biết đó là do quỷ dịch gây nên”. 

3, Năm đầu thời Đồng Trị triều đại nhà Thanh

Vào năm đầu chấp chính của hoàng đế Đồng Trị triều đại nhà Thanh, tại Vân Nam xảy ra binh biến, cuộc phản loạn nghiêm trọng đến mức, giết người như ngóe, xương cốt ở khắp nơi, thị trấn và đô thị đều trở thành nơi hoang vắng không người. Khi cuộc bạo loạn lắng xuống, người dân còn sống sót đang chuẩn bị xây dựng lại nhà cửa thì một trận ôn dịch đột nhiên ập đến. Rất nhiều dân chúng bị nhiễm bệnh. Ban đầu trên thân họ xuất hiện những mụn bọc nhỏ, đầu mủ cứng như đá, màu ửng đỏ, sờ vào sẽ rất đau, không lâu sau thì toàn thân nóng lên, phát nhiệt, nói năng lảm nhảm. Một khi nhiễm phải bệnh dịch, có người chết ngay trong ngày, có người sang ngày hôm sau cũng chết. Thầy thuốc không có cách nào chữa trị loại bệnh này. Cuối cùng chỉ có một hoặc hai người sống sót trong hàng trăm ngàn người mà thôi. 

Ban đầu, dịch bệnh bùng phát ở vùng nông thôn. Lúc mới xuất hiện dịch bệnh, người dân thường nhìn thấy hiện tượng ma trơi vào ban đêm, số lượng lên tới mấy trăm mấy ngàn cái, chúng đi thành từng nhóm. Nếu đến gần, mọi người sẽ nghe được âm thanh của chiêng trống và chuông, kèn và tiếng vó ngựa cùng tiếng va chạm của vũ khí. Vào đêm trăng mọi người còn nhìn thấy cảnh tượng cờ xí binh mã. 

Không chỉ vậy, họ còn thấy một việc kỳ lạ xảy ra là, có người trong số họ đột nhiên ngã xuống đất giống như người ngủ say, ngày hôm sau mới tỉnh lại. Khi tỉnh lại họ nói có binh mã chạy qua và bị bắt đi làm vật phẩm cống tiễn, hoặc vừa trở về từ một nơi nào đó. Có người sau khi tỉnh lại nói rằng họ bị phái đi truyền lệnh bài, trên đó có ghi chữ lớn: “Quan viên mang theo một số binh lính, đến một chỗ nào đó, ven đường cung ứng như luật”. Vài ngày sau, địa điểm ghi trên thẻ bài đã phát sinh ôn dịch. 

Bệnh dịch nhanh chóng lan từ nông thôn ra thành phố, một gia đình phát bệnh, hàng chục gia đình hàng xóm xung quanh liền lập tức dọn nhà trốn tránh, hậu quả là rất nhiều người ngã lăn ra đường và không thoát khỏi dịch bệnh. Có gia đình cả nhà đều chết sạch, có những ngôi làng nhỏ không một ai sống sót. 

Người như thế nào thì không bị nhiễm ôn dịch?

Ôn dịch phát sinh đều có sự sắp đặt, đằng sau là sự điều khiển của lực lượng Thần quỷ mà con người không nhìn thấy. Do vậy, dịch bệnh khiến ai sống ai chết, con số ấy cũng đều đã được định trước. 

Vào thời Thành Hóa nhà Minh, Lục Hoàn đỗ Tiến sĩ, từng đến làm quan tới Binh bộ thượng thư, Lại bộ thượng thư. Lúc trước khi đến phủ nhậm chức, ông từng gặp phải một sự việc. Hôm đó, ông ra ngoài và gặp trời mưa. Ông tiến đến mái hiên của một căn nhà gần đó để tránh mưa. Bởi vì mưa quá lớn mà lại không có dấu hiệu ngớt, ông liền đẩy nhẹ cửa lớn để vào nhà, hy vọng có thể ngồi nghỉ ngơi nhờ một chút. 

Khi bước vào nhà, tình cảnh trước mắt khiến ông vô cùng chấn động. Trong nhà có 6 đến 7 người đang nằm ngổn ngang. Ông hỏi một người trong số họ thì mới biết những người này đều đang bị mắc bệnh dịch, chỉ có thể nằm trong nhà chờ chết. Lục Hoàn không hiểu y thuật, lại sợ bị lây nhiễm nên đành phải lui ra ngoài mái hiên, đợi tạnh mưa thì rời đi. 

Mấy ngày sau đột nhiên có người đến nhà Lục Hoàn cảm tạ. Nhìn người này, Lục Hoàn phát hiện đúng là người bị nhiễm dịch bệnh trong căn nhà mà ông nói chuyện lúc tránh mưa hôm trước. Mặc dù sắc mặt chưa tốt lắm nhưng người này cũng đã khỏi bệnh. Người này nói với Lục Hoàn, trước khi cả nhà bị lây dịch bệnh, bên cạnh mỗi thành viên trong gia đình đều có ba đến bốn quỷ dịch bệnh, “một nhà có tới 30 đến 40 quỷ dịch, dần dần khiến mọi người bị dịch bệnh vây khốn”. 

Vào ngày Lục Hoàn đến nhà, ngoài cửa truyền vào âm thanh la hét “Lục Thượng thư tới rồi”. Sau đó có hai người mặc quần áo đỏ xông vào, vung kiếm đánh tan lũ quỷ, đám quỷ sợ tới mức chạy trốn tán loạn. Một tên quỷ nhỏ vội hỏi: “Lục Thượng thư nào?” Tên quỷ cầm đầu nói: “Con của người họ Lục ở đầu thôn, mau chạy đi!” Nói xong liền đi xuyên qua tường rời đi. Khi lũ quỷ chạy hết không lâu thì Lục Hoàn liền đẩy cửa bước vào mượn chiếc ghế ngồi nghỉ, thế là cả nhà được an toàn. 

Lục Hoàn có thể dọa lũ quỷ bỏ chạy bởi vì ông là người đức độ, bởi vì người có thể làm quan lớn, công tư phân minh đều là người có đại phúc khí. 

Vào năm Đạo Quang thứ 15 của triều đại nhà Thanh, thành Hàng Châu phát sinh bệnh dịch khiến rất nhiều người chết, quan tài cũng không có đủ. Một người họ Kim ở trong thành có nghe được âm thanh của quỷ, nói “Gia đình này có tiết phụ”. Sáng sớm ngày đầu năm mới, vừa mở cửa ra, người họ Kim này đã nhìn thấy một vòng tròn đỏ thẫm được vẽ lên tường, ông có chút ngạc nhiên, tưởng rằng đứa con nhỏ của mình vẽ đồng hồ, nên cũng không để tâm. Tới mùa hè, dịch bệnh hoành hành, nhà hàng xóm chết hết không còn một ai, tuy nhiên gia đình họ Kim lại không ai bị nhiễm. Vòng tròn đỏ xuất hiện đêm giao thừa là do quỷ thần dùng để phân biệt. 

Tiết phụ họ Tiền là bác của người họ Kim này, thủ tiết hơn 30 năm. Bà không chỉ thủ tiết thờ chồng mà còn rất hiếu thuận với cha mẹ chồng, cho nên mới được Thần quỷ kính nể. Nhờ công đức tích lũy của bà mà gia đình mới thoát khỏi tai ương. 

Học giả Chu Mai Thúc thời nhà Thanh có viết cuốn “Mai Ưu Tập” mô tả tình huống ôn dịch hoành hành như sau: “Nhà hơn 10 người, xác chết nằm ngổn ngang, chỉ cần động vào người chết thì không ai sống nổi”. Thế nhưng, có một thư sinh tên là Vương Ngọc Tích bái Trần Quân Sơn làm thầy. Gia đình Trần Quân Sơn bị nhiễm bệnh dịch, cha con thê thiếp và nô bộc, 5 người chết chỉ trong một đêm, hàng xóm xung quanh không ai dám vào xem xét tình hình. Vương Ngọc Tích nói một cách dứt khoát: “Ta sao có thể ngồi nhìn người cả gia đình thầy của mình chết mà không ai được mai táng?” Vì vậy, cậu bước vào trong nhà, đem từng xác người chết đặt vào quan tài, cuối cùng phát hiện thấy một đứa bé vẫn đang quấn tã còn thở thoi thóp. Vương Ngọc Tích ôm đứa bé ra, tìm đến bác sĩ mới cứu được một mạng. Vậy mà Vương Ngọc Tích vẫn bình an vô sự. Dường như, người lương thiện hành động trượng nghĩa, ôn dịch không dám xâm phạm. 

Nếu những gì sách sử ghi lại là thật thì ôn dịch phát sinh đều có định số. Người có nhiều đức hạnh thì tai nạn sẽ ít đi. Nếu lòng người dối gian, làm việc chỉ vì lợi ích bản thân thì tai nạn sẽ ngày càng nhiều hơn.

Vậy con người thực hiện các biện pháp phòng tránh liệu có phải là phí công vô ích? Người viết tin rằng, khi ôn dịch phát sinh, một người thật sự ngước lên Thượng Thiên, nghĩ lại lỗi lầm của mình, tìm ra nguyên nhân căn bản để sửa đổi lỗi lầm thì ắt có thể tránh được tai họa.

Xem thêm:

VIDEO: Ấn Độ - cái nôi của Phật giáo người chết như ngả rạ là vì đâu?

Theo Chu Hiểu Huy – Vision Times
San San biên dịch

Đăng theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP