Sau 4 năm, lúc này Tưởng Giới Thạch mới hiểu hết hàm nghĩa trong câu nói năm nào của vị Đạo sĩ. Tất cả những gì xảy ra đều nằm trong dự liệu của Đạo trưởng Tô Lao Quán. Có lẽ, đây chính là ý Trời.

Tưởng Giới Thạch là một huyền thoại trong lịch sử cận đại Trung Quốc. Ông quê ở huyện Phong Hóa, tỉnh Chiết Giang. Sau khi trải qua một thời gian du học Nhật Bản, Tưởng Giới Thạch trở về nước và bắt đầu tham gia quân đội tại Thượng Hải. Sau đó, ông hỗ trợ Tôn Trung Sơn xây dựng lực lượng quân sự tại Quảng Châu, nhậm chức hiệu trưởng của trường quân sự Hoàng Phố, phản cộng diệt cộng, chinh chiến quân phiệt phương Bắc, kết giao và thống lĩnh nhiều thiếu soái, kháng chiến chống Nhật, v.v.. Tưởng Giới Thạch là một nhân vật nổi tiếng đương thời và có tầm ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc.

Sinh thời, khi còn du học tại Nhật Bản, Tưởng Giới Thạch đã sáng tác bài thơ ‘Thuận Chí’ để tỏ rõ lý tưởng cao đẹp của ông, rằng “Vì trọng trách phục hưng Trung Hoa chứ không phải vì lợi danh hay tước vị phong hầu”.  

Thuật Chí

Đằng đằng sát khí mãn toàn cầu
Lực bất như nhân vạn sự hưu
Quang ngã Thần châu hoàn ngã trách
Đông lại chí khởi tại phong hầu

Tạm dịch:

Thuật Chí

Đằng đằng sát khí phủ năm châu
Thua kém người ta chẳng thể đâu
Phục hưng Tổ quốc xong trọng trách
Đông du há phải vị phong hầu

Trong thời gian hoạt động quân sự tại Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch từng lưu trú tại thánh địa của Đạo giáo – đó là núi La Phù ở huyện Bác La, thành phố Huệ Châu thuộc tỉnh Quảng Đông. Tại đây đã lưu lại một vài câu chuyện giàu sắc thái truyền kỳ liên quan đến ông, trong đó có dự ngôn của một vị đạo sĩ già về tình hình chiến trận mà Tưởng Giới Thạch sẽ gặp phải sau này. 

Chuyện xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1925. Khi đó, chính phủ Quốc dân Quảng Châu vì muốn tiêu diệt hoàn toàn thế lực quân phiệt ở tỉnh Quảng Châu, nên đã quyết định tiến hành cuộc viễn chinh phía Đông lần thứ hai. Tưởng Giới Thạch lúc ấy đang đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng Trường Quân sự Hoàng Phố và là tổng chỉ huy quân đội của cuộc Đông chinh. Để chuẩn bị cho trận viễn chinh phía Đông lần thứ hai này, ông đã tới Huệ Châu.

Có lẽ cũng vì đang ở thời kỳ then chốt của cuộc đời nên Tưởng Giới Thạch cố ý đến núi La Phù, một mặt để dừng chân nghỉ ngơi, mặt khác nhằm tìm người hỏi Đạo tại thánh địa, xin được chỉ dẫn cho các bước tiếp theo. Trong ‘Tô Lao Quan Ký’ từng ghi chép lại: “Phù sơn chi thắng, hội vu Song Kế, Phù Trúc, Bồng Lai tam phong; tam phong chi thắng, hội quan”. Ý nói: Thắng cảnh của núi La Phù tụ hội bởi 3 ngọn núi Song Kế, Phù Trúc và Bồng Lai; thắng cảnh của ba đỉnh núi lại hội tụ ở các Đạo quán.

Tưởng Giới Thạch và các đạo sĩ núi Luofu (ảnh mạng)

Ban đầu, Tưởng Giới Thạch đến thăm Đạo quán cổ Xung Hư, nhưng vị Đạo trưởng trông coi Xung Hư Quán sau khi lướt nhìn qua Tưởng Giới Thạch đã rằng: “Đạo gia của chúng tôi chú ý đến sự hòa hợp giữa con người và sự linh thiêng. So với Xung Hư Quán, linh khí của Tô Lao Quán phù hợp với ông hơn”. Tô Lao Quán định tại chỗ sâu nhất của núi Phù Sơn và được bao quanh bởi một dải núi non trùng trùng điệp điệp, vô cùng tĩnh mịch và sâu thăm thẳm. Bên trong và bên ngoài Đạo quán có nhiều di tích cổ loang lổ, khung cảnh lấp lánh ánh sao; nơi đây là ‘phong thủy bảo địa’ – vùng đất quý linh thiêng cầu phúc và cất giữ những phước lành.

Được vị đạo trưởng chỉ dẫn, Tưởng Giới Thạch đi tới Tô Lao Quán. Ông cùng đạo trưởng của Tô Lao quán nói chuyện đàm luận thâu đêm, cuối cùng rút lấy một quẻ. Vị Đạo trưởng xem quẻ xong, giải nói 8 chữ chính là: “Thắng bất ly Xuyên, bại bất ly Đài”. Ý nghĩa chính là: Chiến thắng không rời khỏi vùng đất Tứ Xuyên, thất bại cũng không nên rời khỏi Đài Loan mà nên cố thủ tại đó. Tưởng Giới Thạch muốn thỉnh mời vị Đạo trưởng giải thích tường tận thêm chút, nhưng vị ấy chỉ bảo rằng: “Thiên cơ bất khả lộ”.

Diễn biến sau này của lịch sử đã chứng minh tài tiên đoán nhìn thấu tương lai của vị Đạo sĩ nọ quả thực chuẩn xác. Tưởng Giới Thạch lúc bấy giờ cũng không sao hiểu thấu được. Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật bùng nổ năm 1937, Tưởng Giới Thạch bất đắc dĩ mới phải dời đô về Trùng Khánh và Tứ Xuyên. Bởi vì khi đó hai vùng đất ấy đều thuộc thẩm quyền quản lý bên trong của ông nên có thể nói chúng là cùng một khu. Tại đây, Tưởng Giới Thạch đã giành được chiến thắng trong chiến tranh kháng Nhật, thật ứng với 4 chữ đầu trong câu mà Đạo sĩ từng nói: “Thắng bất ly Xuyên”.

Xong trận, Tưởng Giới Thạch vội vã tiến về Nam Kinh. Kết quả là sau 4 năm, trải qua nhiều sự việc, ông không còn cách nào khác mà buộc phải rút lui về Đài Loan cố thủ. Lúc này Tưởng Giới Thạch mới hiểu hết hàm nghĩa trong câu nói năm nào của vị Đạo sĩ. Tất cả những gì xảy ra đều nằm trong dự liệu của Đạo trưởng Tô Lao Quán. Có lẽ, đây chính là ý Trời.

Lại nói, Đạo trưởng Tô Lao quán được nhắc đến trong bài viết chính là Ngưỡng Độ tiên sinh – được coi là truyền nhân đời thứ 80 của Quỷ Cốc Tử. Thật đáng tiếc khi Ngưỡng Độ chưa từng thu nhận bất cứ đồ đệ nào trong suốt cuộc đời. Tương truyền, khi ông còn tại thế đã lưu lại một bản “Ngự thế chế nhân lục”, nhưng nó sớm đã thất truyền từ lâu. Nhiều học giả Nhật Bản thậm chí đã tốn không ít công sức truy tìm nó, thăm dò trong thời gian dài mà vẫn chưa tìm thấy, cũng không có bất cứ phát hiện gì. Quả thực là nuối tiếc khôn nguôi! 

Xem thêm: Dự ngôn cuối cùng của Xa Đao Nhân: Năm 2022 cục diện Trung Quốc đại biến?

Đăng theo ĐKN