Báo cáo độc lập: Bằng chứng “thép” về “Ý định tiêu diệt” người Ngô Duy Nhĩ của Bắc Kinh

Báo cáo độc lập: Bằng chứng “thép” về “Ý định tiêu diệt” người Ngô Duy Nhĩ của Bắc Kinh

Báo cáo độc lập: Bằng chứng “thép” về “Ý định tiêu diệt” người Ngô Duy Nhĩ của Bắc Kinh

Báo cáo độc lập: Bằng chứng “thép” về “Ý định tiêu diệt” người Ngô Duy Nhĩ của Bắc Kinh

Báo cáo độc lập: Bằng chứng “thép” về “Ý định tiêu diệt” người Ngô Duy Nhĩ của Bắc Kinh
Báo cáo độc lập: Bằng chứng “thép” về “Ý định tiêu diệt” người Ngô Duy Nhĩ của Bắc Kinh
Thứ sáu, 27-12-2024 07:16, (GMT+07:00)
Báo cáo độc lập: Bằng chứng “thép” về “Ý định tiêu diệt” người Ngô Duy Nhĩ của Bắc Kinh
03-04-2021 18:20

Các hành động của chính phủ Trung Quốc ở Tân Cương bị cáo buộc đã vi phạm "mọi điều khoản trong Công ước về Diệt chủng của Liên Hợp Quốc (LHQ), theo một báo cáo độc lập của hơn 50 chuyên gia toàn cầu về luật quốc tế, tội diệt chủng và khu vực Trung Quốc.

Báo cáo này được Viện Newlines nghiên cứu Chiến lược và Chính sách ở Washington DC công bố hôm 9/3, đã tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc "phải chịu trách nhiệm nhà nước đối với một tội ác diệt chủng liên tục chống lại người Duy Ngô Nhĩ khi vi phạm Công ước diệt chủng của LHQ".

Đây là lần đầu tiên một tổ chức phi chính phủ thực hiện phân tích pháp lý độc lập về các cáo buộc diệt chủng ở Tân Cương, bao gồm cả trách nhiệm mà Bắc Kinh có thể phải chịu đối với các tội ác bị đưa ra. 

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, có tới 2 triệu người Ngô Duy Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác - đã bị đưa vào một mạng lưới các trung tâm giam giữ rộng lớn trên khắp khu vực này, nơi họ bị truyền bá tư tưởng, lạm dụng tình dục và thậm chí bị cưỡng bức triệt sản. 

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phủ nhận các cáo buộc vi phạm nhân quyền khi nói rằng các trung tâm này là cần thiết để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và khủng bố.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 7/3 , Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho biết các cáo buộc về một vụ diệt chủng ở Tân Cương "không thể vô nghĩa hơn".

Tại cuộc họp báo của Lưỡng Hội hôm 7/3, Ngoại trưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị phản hồi về cáo buộc vi phạm

Tại cuộc họp báo của Lưỡng Hội hôm 7/3, Ngoại trưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị phản hồi về cáo buộc vi phạm "tội ác diệt chủng" là "tin đồn", "nói dối", v.v. (Ảnh Getty)

Ngày 19/1, chính quyền tổng thống Trump sắp mãn nhiệm tuyên bố chính phủ Trung Quốc đang thực hiện hành vi diệt chủng ở Tân Cương. Một tháng sau, quốc hội Hà Lan và Canada đã thông qua các động thái tương tự, bất chấp sự phản đối của các nhà lãnh đạo của họ.

Công ước diệt chủng

Công ước về Diệt chủng của LHQ đã được Đại hội đồng LHQ thông qua vào tháng 12/1948 và có định nghĩa rõ ràng về những gì cấu thành "tội diệt chủng". Trung Quốc là một bên ký kết công ước này cùng với 151 quốc gia khác.

Điều II của công ước nêu rõ tội diệt chủng là một mưu đồ thực hiện các hành vi "với ý định tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo".

Theo công ước, có năm cách mà nạn diệt chủng có thể diễn ra: 

  • Giết các thành viên của nhóm; 
  • Gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần cho các thành viên trong nhóm; 
  • Cố tình thao túng các điều kiện sống - để khiến nó bị hủy hoại toàn bộ hoặc một phần; 
  • Áp đặt các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh sản trong nhóm; 
  • Buộc chuyển con em của nhóm này sang nhóm khác.

Kể từ khi công ước được đưa ra vào năm 1948, hầu hết các bản án về tội diệt chủng đều diễn ra tại Tòa án Hình sự Quốc tế do LHQ tổ chức, chẳng hạn như ở Rwanda và Nam Tư, hoặc tại các tòa án quốc gia. Năm 2006, cựu độc tài Saddam Hussein bị kết tội diệt chủng tại một tòa án ở Iraq.      

Tuy nhiên, bất kỳ việc thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế nào cũng cần có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo An LHQ, trong đó Trung Quốc là thành viên thường trực có quyền phủ quyết, khiến cho bất kỳ phiên điều trần nào về cáo buộc diệt chủng ở Tân Cương đều khó xảy ra.

Mặc dù chỉ riêng vi phạm một hành động trong Công ước Diệt chủng sẽ cấu thành kết quả diệt chủng, báo cáo của Newlines khẳng định chính phủ Trung Quốc đã “đáp ứng tất cả các tiêu chí” về diệt chủng qua các hành động của mình ở Tân Cương.

"Các chính sách và việc thực hiện của Trung Quốc nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ trong khu vực này phải được nhìn nhận trong tổng thể của chúng, điều này dẫn đến một ý đồ tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần người Duy Ngô Nhĩ", báo cáo khẳng định.

Không có hình phạt cụ thể nào được đưa ra trong công ước đối với các bang hoặc chính phủ - được xác định là đã thực hiện hành vi diệt chủng. Nhưng báo cáo của Newlines nói rằng theo công ước, 151 bên ký kết khác phải có trách nhiệm hành động.

Một thành viên của tổ chức Phụ nữ Hồi giáo thiểu số người Duy Ngô Nhĩ cầm tấm bảng ghi
Một thành viên của tổ chức Phụ nữ Hồi giáo thiểu số người Duy Ngô Nhĩ cầm tấm bảng ghi "Diệt chủng ở Đông Turkestan và hãm hiếp là tội ác chống lại loài người" trong cuộc biểu tình để hỏi tin tức về người thân và bày tỏ lo ngại về việc phê chuẩn hiệp ước dẫn độ giữa Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, gần Lãnh sự quán Trung Quốc tại Istanbul vào ngày 8 tháng 3 năm 2021 (Ảnh của Ozan KOSE / AFP qua Getty Images)

‘Phá vỡ dòng họ, phá vỡ mối liên hệ và phá vỡ cội nguồn của họ’

Yonah Diamond, cố vấn pháp lý tại Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg, người đã làm việc trong báo cáo này cho biết có một sự hiểu lầm phổ biến của công chúng về định nghĩa tội diệt chủng - là nó cần có bằng chứng về tội giết người hàng loạt hoặc hành động tàn sát thể xác một dân tộc.

"Câu hỏi thực sự là, có đủ bằng chứng cho thấy rằng có một ý đồ tiêu diệt nhóm như vậy không - và đây là điều mà báo cáo này đưa ra", ông nói.

"Với bản chất nghiêm trọng của các vi phạm được đề cập... báo cáo này đưa ra một chứng cứ rõ ràng và đủ thuyết phục", báo cáo cho biết.

Ông Diamond cho biết hàng nghìn “chứng ngôn” từ những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong và các tài liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc - là một trong những bằng chứng được xem xét.

Theo báo cáo này, từ 1 triệu đến 2 triệu người được cho là đã bị chính phủ Trung Quốc giam giữ tại 1.400 cơ sở giam giữ phi pháp trên khắp Tân Cương kể từ năm 2014.

Bản báo cáo nêu chi tiết các cáo buộc về tấn công tình dục, tra tấn tâm lý, cố gắng tẩy não văn hóa và một số người chết không xác định trong các trại tập trung.

"Những người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại tập trung... bị tước đoạt các nhu cầu cơ bản của con người, bị sỉ nhục nghiêm trọng và bị đối xử hoặc trừng phạt vô nhân đạo, bao gồm biệt giam không có thức ăn trong thời gian dài", báo cáo cho biết. "Các vụ tự tử đã trở nên phổ biến đến mức những người bị giam giữ phải mặc đồng phục 'an toàn cho người tự sát' và bị từ chối tiếp cận các vật dụng dễ gây tự hại cho bản thân".

Báo cáo cũng cho rằng tỷ lệ sinh của người Ngô Duy Nhĩ trên toàn khu vực đã giảm đáng kể - khoảng 33% từ năm 2017 đến năm 2018 - do việc thực hiện một chương trình chính thức của chính phủ Trung Quốc về triệt sản, phá thai và kiểm soát sinh sản.

Sách giáo khoa về văn hóa, lịch sử và văn học Duy Ngô Nhĩ đã bị loại bỏ khỏi các lớp học dành cho học sinh Tân Cương. Trong các trại, những người bị giam giữ bị buộc phải học tiếng phổ thông và sẽ bị tra tấn nếu họ từ chối hoặc không thể nói được.

Báo cáo đã quy trách nhiệm về tội ác diệt chủng là thuộc về chính phủ Trung Quốc. Một chỉ thị của chính phủ đã kêu gọi các chính quyền địa phương "phá vỡ dòng họ, phá vỡ cội nguồn, phá vỡ mối liên hệ và phá vỡ nguồn gốc của họ (người Duy Ngô Nhĩ)".

Rian Thum, nhà sử học về người Ngô Duy Nhĩ tại Đại học Manchester cho biết, trong 20 năm nữa, mọi người sẽ nhìn lại cuộc đàn áp ở Tân Cương là "một trong những hành động hủy hoại văn hóa lớn của thế kỷ trước".

ĐCSTQ đã cưỡng chế thực hiện chính sách kiểm soát dân số ở Tân Cương. Các chuyên gia mô tả rằng phương pháp cưỡng chế triệt sản, khống chế sinh đẻ, và bắt giam này rất giống với hình thức

ĐCSTQ đã cưỡng chế thực hiện chính sách kiểm soát dân số ở Tân Cương. Các chuyên gia mô tả rằng phương pháp cưỡng chế triệt sản, khống chế sinh đẻ, và bắt giam này rất giống với hình thức "diệt chủng". (Getty)

'Lời nói dối thế kỷ'?

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần bảo vệ các hành động của mình ở Tân Cương khi nói rằng người dân hiện được hưởng một mức sống cao.

"Cáo buộc diệt chủng là lời nói dối của thế kỷ, được dàn dựng bởi các lực lượng chống Trung Quốc. Đó là một trò hề phi lý nhằm bôi nhọ và phỉ báng Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Vương Văn Bân cho biết tại một cuộc họp báo ngày 4/2. 

Các trại tạm giam, mà Bắc Kinh gọi là "trung tâm dạy nghề", được giới chức và truyền thông nhà nước mô tả là một phần của cả chiến dịch xóa đói giảm nghèo và chương trình phi cực đoan hóa hàng loạt để chống khủng bố.

“Bạn có thể đồng thời thực hiện một chiến dịch chống khủng bố mang tính chất diệt chủng”, John Packer, phó giáo sư tại Đại học Ottawa và cựu giám đốc Văn phòng Cao ủy OSCE về các dân tộc thiểu số ở La Haye cho biết.

Rahima Mahmut, Giám đốc Đại hội người Ngô Duy Nhĩ Thế giới của Vương quốc Anh, cho rằng: "Những quốc gia đã ký Công ước Diệt chủng, họ có nghĩa vụ ngăn chặn và trừng phạt ... Tôi cảm thấy mọi quốc gia đều có thể hành động”.

VIDEO: TRUNG QUỐC TRỞ THÀNH QUỐC GIA XUẤT KHẨU XÁC CHẾT SỐ MỘT THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?

Thủy Tiên

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP