Băng ở Nam Cực đang tan rất nhanh, theo hình ảnh vệ tinh của NASA

Băng ở Nam Cực đang tan rất nhanh, theo hình ảnh vệ tinh của NASA

Băng ở Nam Cực đang tan rất nhanh, theo hình ảnh vệ tinh của NASA

Băng ở Nam Cực đang tan rất nhanh, theo hình ảnh vệ tinh của NASA

Băng ở Nam Cực đang tan rất nhanh, theo hình ảnh vệ tinh của NASA
Băng ở Nam Cực đang tan rất nhanh, theo hình ảnh vệ tinh của NASA
Thứ bảy, 28-12-2024 15:22, (GMT+07:00)
Băng ở Nam Cực đang tan rất nhanh, theo hình ảnh vệ tinh của NASA
25-02-2020 14:53

Châu Nam Cực đang ghi nhận những ngày nóng nhất trong lịch sử, nhiệt độ lên tới 18,3 độ C. (Ảnh: Pixabay)

Châu Nam Cực đã chứng kiến những ngày nóng nhất lịch sử trong những ngày tháng Hai vừa qua, dẫn đến mức độ tan băng đáng lo ngại cho thế giới chúng ta. 

Lục địa Nam Cực hiện đang ghi nhận những ngày nóng nhất từ trước đến nay với nhiệt độ 18,3 độ C (64,9 ° F). Đây là số liệu được ghi tại Esperanza, một cơ sở nghiên cứu của Argentina tại điểm phía tây bắc lục địa, nơi được coi là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên thế giới.

Nhiệt độ đang tăng

Nhiệt độ kỷ lục này nóng hơn 0,8 độ C [1,4 độ F] so với nhiệt độ cao nhất trước đây là 17,5 độ C [63,5 độ F], vào tháng 3 năm 2015. 18,3 độ C [64,9 độ F] là ghi nhận mức kỷ lục của lục địa Nam Cực hiện nay; kỷ lục ở khu vực Nam Cực rộng hơn - bao gồm lục địa, hải đảo và đại dương nằm trong vùng khí hậu Nam Cực - là 19,8 độ C [67,6 độ F], được ghi nhận vào tháng 1 năm 1982, theo BBC.

Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc (WMO) đã xác minh các chỉ số nhiệt độ này, phát ngôn viên cũng nhận xét rằng họ cũng không thể tưởng tượng mức nhiệt độ cao như vậy với Nam Cực ngay cả khi đang là mùa hè. Trong 50 năm qua, lục địa Nam Cực đã chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ là 3,0 độ C (5,4 độ F). Trong thời gian này, gần 87 phần trăm các sông băng ở Bờ Tây đã ‘’bị thu hẹp’’. Một sông băng được cho là ‘’đang bị thu hẹp’’ khi đầu thấp nhất của tảng băng không kéo dài xuống sát mép nước như trước đây mà tạo thành vách băng dựng đứng.

Từ năm 1979 đến 2017, lượng băng bị mất hàng năm từ dải băng ở Nam Cực đã tăng gấp 6 lần. Theo một báo cáo gần đây được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS), sự tan chảy hàng loạt của khối băng ở Tây Nam Cực là nguyên nhân chủ yếu gây ra mực nước biển dâng cao trên Trái đất, khoảng 129.000 đến 116.000 năm trước, thời kỳ này được gọi là ‘’Thời kỳ Gian băng Cuối cùng’’. Gian băng là một thời kỳ nhiệt độ trung bình của Trái Đất ấm hơn làm tan băng ở các vùng cực và xen kẽ với các thời kỳ băng hà trong một kỷ băng hà.

Sự tan chảy của hàng loạt khối băng ở Tây Nam Cực là nguyên nhân chủ yếu làm mực nước biển cao trong ‘’Thời kỳ Gian băng Cuối cùng’’, khoảng 129.000 đến 116.000 năm trước. (Ảnh: Jason Auch qua wikimedia CC BY 2.0)

‘’Không chỉ hiện nay chúng ta đã mất rất nhiều khối băng ở Tây Nam Cực, mà điều này đã xảy ra rất sớm trong Thời kỳ Gian băng Cuối cùng. Khi đó sự nóng lên của đại dương chỉ dưới 2 ° C [3,6 ° F] - và đó là một vấn đề lớn cho tương lai chúng ta - do sự gia tăng nhiệt độ đại dương và sự tan chảy ở Tây Nam Cực đang diễn ra hiện nay’’, Chris Turney, Giáo sư Khoa học Trái đất và Khí hậu tại New South Wales University (UNSW), Sydney và là tác giả chính của nghiên cứu, nói với Science Daily.

Một số người hoang mang có thể tuyên bố rằng toàn bộ thế giới sẽ chìm ngập dưới nước do sự tan chảy của các tảng băng cực, điều này không đúng chút nào. Ngay cả khi tất cả băng ở Nam Cực, Greenland và tất cả các sông băng trên núi khác trên thế giới đều tan chảy, mực nước biển sẽ chỉ tăng tối đa 70,1m (230 feet). Như vậy chắc chắn nó sẽ nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển. Tuy nhiên, các khu vực trong nội địa sẽ vẫn không bị ảnh hưởng và có thể sinh sống được. Thành thật mà nói, đây là một kịch bản cực đoan không bao giờ có thể xảy ra. Ở mức tồi tệ nhất, chúng ta có thể thấy mực nước biển có thể tăng dưới 10m (vài chục feet). Ngay cả trong Thời kỳ Gian băng Cuối cùng, mực nước biển chỉ tăng 3,05m (10 feet).

Những tảng băng trôi 

Sông băng Đảo Pine (Pine Island Glacier), được xếp hạng là một trong những sông băng thu nhỏ nhanh nhất ở Nam Cực, gần đây đã mất một tảng băng lớn xuống biển. Các tảng băng vỡ ra từ Đảo Pine có kích thước gấp đôi Quận Columbia. Tuy nhiên, nó không duy trì kích thước đó lâu vì nó nhanh chóng bị vỡ và phân thành các mảng lớn ra đại dương.

Sông băng Đảo Pine được xếp hạng là một trong những sông băng thu nhỏ nhanh nhất ở Nam Cực. (Ảnh: wikimedia / Muff 1.0)

Không có tác động đáng kể đến mực nước biển được dự kiến từ sự cố này. ‘’Sự vỡ các tảng băng và trôi nổi trên mặt nước đại dương là chuyện bình thường đối với sự hình thành băng ở các cực Trái đất... bởi vì băng ở rìa các sông băng vốn đã luôn nổi, nó sẽ không trực tiếp góp phần làm tăng mực nước biển khi tan chảy’’, theo Live Science.

Sông băng Đảo Pine có chiều dài khoảng 249,5 km (155 dặm) và độ dày khoảng 1,931 km (1,2 dặm), với tổng diện tích khoảng 108.750 km vuông (67.570 dặm vuông). Khu vực băng bị tan ở các sông băng chỉ chiếm khoảng 10% khối băng ở Tây Nam Cực.

Hình ảnh vệ tinh từ NASA

Hoạt động chụp ảnh trên mặt đất của NASA (OLI) trên tàu vũ trụ Landsat 8 đã bắt gặp những hình ảnh về sự tan chảy vào ngày 4 tháng 2 và ngày 13 tháng 2 năm 2020 và chúng thật đáng lo ngại (xem hình bên dưới).

"Tôi chưa thấy các biển tan chảy phát triển nhanh chóng như vậy ở Nam Cực", Mauri Pelto, một nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Nichols nói.

"Bạn có thể thấy những loại sự kiện tan chảy ở Alaska và Greenland, nhưng không thường xảy ra ở Nam Cực", ông cho biết thêm.

Nam Cực ngày 4 tháng 2 năm 2020. (Ảnh: Joshua Stevens / Landsat / USGS)
Nam Cực ngày 13 tháng 2 năm 2020. (Ảnh: Joshua Stevens / Landsat / USGS)

Ông Pelto cũng nói thêm rằng sự tan chảy nhanh đến mức đáng kinh ngạc như vậy chỉ có thể được gây ra bởi nhiệt độ cao kéo dài. Những kiểu thời tiết như vậy không được nhìn thấy ở Nam Cực cho đến thế kỷ 21 ngày nay.

Ánh Dương - Đăng theo NTDVN

Tài liệu tham khảo:

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP