Bạn không muốn có những phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng? Chú ý 4 điều sau

Bạn không muốn có những phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng? Chú ý 4 điều sau

Bạn không muốn có những phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng? Chú ý 4 điều sau

Bạn không muốn có những phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng? Chú ý 4 điều sau

Bạn không muốn có những phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng? Chú ý 4 điều sau
Bạn không muốn có những phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng? Chú ý 4 điều sau
Thứ sáu, 27-12-2024 06:44, (GMT+07:00)
Bạn không muốn có những phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng? Chú ý 4 điều sau
26-06-2021 12:24

Tác dụng phụ của vaccine có thể nhẹ hoặc nặng. Làm thế nào để ngăn ngừa và phát hiện trước những tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine? Chú ý vào 4 đặc điểm sinh lý của cơ thể sau đây sẽ cho bạn biết.

Trước khi tiêm vaccine, chúng ta nên tự quan sát và kiểm tra xem cơ thể có điều gì bất thường hay không.

Khi vaccine kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và kích thích các kháng thể, nó có thể gây ra các tác dụng phụ như sốt, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy và mệt mỏi. Đối với một số người cao tuổi, nhóm “3 cao” (cao huyết áp, mỡ trong máu lớn và lượng đường trong máu cao) cùng bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính (như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thận), quá trình đáp ứng miễn dịch do vaccine có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm tình trạng ban đầu, thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Huang Bingwen, giám đốc điều hành của Hiệp hội Y học Cấp cứu và Chăm sóc Đặc biệt Đài Loan, đồng thời là Giám đốc Khoa cấp cứu của Bệnh viện Xiu Chuan Memorial, chỉ ra rằng các giá trị sinh lý như huyết áp và đường huyết phải được đo trước và sau khi tiêm chủng để nắm bắt tình trạng thể chất.

Trước khi tiêm vaccine, có 3 cách để nắm bắt tình trạng cơ thể

  • Theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế: Đừng chỉ vì sợ lây nhiễm mà không dám đến bệnh viện, điều này chỉ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do không phát hiện kịp thời các vấn đề.
  • Người nhà có thể quan sát xem có biểu hiện gì bất thường hay không: Trước khi tiêm vaccine, người nhà có thể quan sát xem người già và bệnh nhân mắc bệnh mãn tính trong gia đình có thở hổn hển, ốm yếu, mệt mỏi hơn bình thường hay không, nếu có thì có thể cân nhắc hoãn tiêm vaccine.
  • Đo huyết áp, nhịp tim và các chỉ số khác: Trước khi tiêm chủng, nên sử dụng các dụng cụ đo huyết áp, mạch, đường huyết và các giá trị sinh lý khác tại nhà hoặc phòng khám. Hiện nay, những người thuộc nhóm “3 cao” ngày càng trẻ hóa, không chỉ người cao tuổi mà cả những người trung niên cũng được khuyến cáo nên đo các giá trị sinh lý này trước khi tiêm chủng.

Ngoài các phòng khám tây y, bác sĩ Huang Bingwen cho biết mọi người cũng có thể nhờ các thầy thuốc Trung y bắt mạch và đánh giá xem sức khỏe của mình có phù hợp để tiêm phòng hay không.

Trước khi tiêm chủng, nên sử dụng các dụng cụ đo huyết áp, mạch, đường huyết và các giá trị sinh lý khác tại nhà hoặc phòng khám.
Trước khi tiêm chủng, nên sử dụng các dụng cụ đo huyết áp, mạch, đường huyết và các giá trị sinh lý khác tại nhà hoặc phòng khám. (Getty Images)

Theo dõi chặt chẽ 4 giá trị sinh lý sau khi tiêm vaccine

Sau khi tiêm phòng, nếu bạn cảm thấy tức ngực, đau đầu, bầm tím hoặc thở khò khè, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Huang Bingwen chỉ ra rằng tốt nhất nên đo các giá trị sinh lý như nhiệt độ cơ thể, mạch, huyết áp và nhịp hô hấp vào buổi sáng và buổi tối trong vòng 3 ngày đến 2 tuần khi tiêm vaccine cho người cao tuổi, nhóm “3 cao” và bệnh nhân mắc bệnh mãn tính.

1. Đo nhiệt độ cơ thể: Nếu cảm thấy khó chịu sau khi tiêm vaccine, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc hạ sốt với liều lượng thích hợp. Việc để cơn sốt tự biến mất và chịu đựng một cách miễn cưỡng sẽ khiến bạn có nguy cơ bị sốt cao.

2. Đo huyết áp: Nếu huyết áp vượt quá 130, bạn nên đến bệnh viện và dùng thuốc thích hợp.

3. Đo mạch: người cao tuổi có thể không sốt, nhưng mạch, huyết áp, nhịp thở có thể thay đổi. Nhịp tim bình thường nằm trong phạm vi chấp nhận được từ 50 đến 100 mỗi phút; khi nhịp vượt quá 100 đến 120, bạn nên đến trạm y tế gần nhất để điều trị; nếu vượt quá 120, bạn phải gọi xe cấp cứu.

Nếu không có thiết bị đo mạch ở nhà, bạn có thể dùng ngón tay để tự đo. Phương pháp là đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn vào cổ tay ở phía ngón cái, và bạn có thể cảm nhận được nhịp đập.

Phương pháp là đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn vào cổ tay ở phía ngón cái, và bạn có thể cảm nhận được nhịp đập.
Phương pháp là đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn vào cổ tay ở phía ngón cái, và bạn có thể cảm nhận được nhịp đập. (Shutterstock)

4. Đo nhịp thở: quan sát số nhịp thở trong một phút. Một người trưởng thành bình thường có tần số thở trung bình khoảng 16 - 20 lần/phút, trên 20 lần sẽ thở hổn hển còn trên 30 lần là nguy hiểm.

Sau khi tiêm phòng, thông thường nên uống nhiều nước, nhưng bệnh nhân lọc thận và bệnh tim không nên uống quá nhiều nước. Cơ thể bệnh nhân lọc máu quá nhiều nước sẽ có thể bị phù, tăng huyết áp hay phù phổi cấp.

Thiết bị y tế hiện đại có nhiều chức năng, có thể đo huyết áp, mạch hoặc oxy máu cùng lúc, thậm chí một số còn có thể xem điện tâm đồ. Các thiết bị này có giá cao hay thấp, nếu kinh tế cho phép thì có thể mua tại nhà trong thời gian có dịch để theo dõi sát sao, giúp nắm bắt tình trạng bệnh, khám chữa bệnh nếu phát hiện sớm các bất thường.

Bạn có thể đến các trạm y tế cơ sở để tiêm vaccine, do các bác sĩ tại các trạm y tế cơ sở nắm rõ hơn về tình trạng bệnh tật nên bạn có thể dễ dàng trao đổi tại nơi mà mình quen thuộc hơn. Những người có vấn đề sức khỏe nên đến bệnh viện lớn để điều trị, nếu thấy tình trạng sức khỏe nghiêm trọng thì có thể đến cấp cứu ngay. 

Tất cả những điều này giúp tình trạng sức khỏe của người tiêm chủng được đánh giá đầy đủ hơn, đồng thời có nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc y tế, giảm các tác dụng phụ nghiêm trọng và các trường hợp đột tử.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung

Đăng theo NTDVN

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP