Hoa Kỳ đã không đơn độc trong nỗ lực “chống Trung” đáng khen ngợi của mình, khi Úc cũng đang ra sức phản kháng, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của các sáng kiến địa chính trị độc hại và ngày càng hung hăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trước đe dọa "Hãy im đi hoặc phải trả giá" của Bắc Kinh, Úc không bị dọa cho khiếp sợ mà đã phản kháng lại "Rồng đỏ" (Ảnh: WILLIAM WEST/AFP qua Getty Images)
Chính quyền của Tổng thống Trump đang tham gia vào một chiến dịch quyết đoán, để ngăn chặn Trung Quốc tận dụng sự hiện diện toàn cầu của họ cho những mục tiêu đầy tham vọng. Tin vui là Úc cũng đang tập trung cao độ vào thách thức đó.
Úc ban hành Dự luật ‘táo bạo’
Tuần trước, chính phủ Úc đã giới thiệu Dự luật Quan hệ Đối ngoại “táo bạo”, một đạo luật sẽ cho Canberra quyền tham gia và hủy bỏ các thỏa thuận (nhiều trong số đó là thỏa thuận bí mật) mà các trường đại học và cơ quan chính phủ của Úc thực hiện với các bên ở nước ngoài. Mục đích của nó là để ngăn chặn ảnh hưởng của Bắc Kinh trên khắp nước Úc.
Dự luật cuối cùng sẽ tiết lộ chi tiết của các thỏa thuận đầu tư và quan hệ đối tác nghiên cứu và cho phép chính phủ Úc có khả năng hủy bỏ các dự án phát triển gây tranh cãi của Trung Quốc liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) - kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu đầy tham vọng mà ông Tập Cận Bình công bố lần đầu tiên vào năm 2013.
Những luận điệu đáp trả từ Bắc Kinh rất dữ dội. Thứ Ba tuần trước (ngày 1/9), tờ báo Global Times của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cảnh báo rằng Úc đang trên con đường trở thành “rác rưởi da trắng nghèo nàn của châu Á”.
Trung Quốc cũng đã thực hiện một số hành động ngoại giao hoặc kinh tế leo thang vào cuối tháng 8/2020. Thứ Hai tuần trước (31/8), Bộ Ngoại giao Úc thông báo rằng một nhà báo Úc đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh từ giữa tháng 8/2020 mà không có lời giải thích nào; ”gã khổng lồ viễn thông” Trung Quốc Huawei thông báo rằng họ sẽ rút lại tài trợ cho đội bóng bầu dục Canberra; và Trung Quốc đã thông báo vào thứ Tư tuần trước (ngày 2/9) rằng họ sẽ xem xét lại hoàn toàn các khoản trợ cấp của mình đối với ngành công nghiệp rượu vang của Úc - xuất khẩu 1/3 sản phẩm của mình sang Trung Quốc.
Bắc Kinh đã phát đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng xem xét các biện pháp mạnh tay hơn nữa đối với thị trường Úc nếu cần thiết. Quyết định về quyền phủ quyết của thủ tướng Úc Scott Morrison đơn giản là để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc ở Úc.
Dù vậy, sức mạnh đó không thể đến đủ nhanh. Dự luật Quan hệ Đối ngoại của Úc theo sau một loạt các tranh cãi về quyền tự do ngôn luận liên quan đến Trung Quốc tại các trường đại học Úc, bao gồm một cuộc tranh cãi tại Đại học Queensland vào mùa hè năm nay, trong đó nhà hoạt động sinh viên Drew Pavlou bị tấn công liên tục khi đang biểu tình trong khuôn viên trường do ủng hộ Hong Kong.
Trường đại học buộc tội Pavlou với 11 cáo buộc về hành vi sai trái và sau đó đình chỉ việc học của anh trong hai năm, điều này được xem là một hình phạt khắc nghiệt bất thường, mặc dù sau đó đã được giảm nhẹ. Những kẻ tấn công Pavlou khi bài quốc ca Trung Quốc vang lên không bao giờ được tìm thấy, mặc dù đã có video ghi hình lại. Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Brisbane còn công khai khen ngợi vụ tấn công .
Không phải ngẫu nhiên, Đại học Queensland là nơi tổ chức một số lớp học do ĐCSTQ trực tiếp tài trợ và cũng là nơi tổ chức một trong nhiều Học viện Khổng Tử do Trung Quốc tài trợ ở Úc. Trong khi các Học viện Khổng Tử vốn bị chỉ trích trên toàn cầu vì vai trò của họ trong việc thúc đẩy tuyên truyền liên kết với ĐCSTQ. Tại Hoa Kỳ, chính quyền Trump đã tuyên bố đóng cửa 75 Viện Khổng Tử và hơn 500 “Phòng học Khổng Tử” dành cho học sinh K12 vào cuối năm nay.
Ngoài ra, Úc đang phải đối mặt với một mạng lưới ảnh hưởng đáng kể trải dài ngoài các trường đại học của mình. Trong nhiều tháng, Thủ tướng Morrison đã “va chạm” với Bắc Kinh khi ông cố gắng tháo gỡ mối quan hệ đáng lo ngại của Úc với ĐCSTQ.
Căng thẳng Úc - Trung đã gia tăng kể từ năm 2018, khi chính phủ Úc cấm Huawei và một công ty viễn thông Trung Quốc khác, ZTE, xây dựng mạng 5G của Úc - một quyết định rất hợp lý mà đã bị Huawei trực tiếp chỉ trích trong một bài đăng được ĐCSTQ trả tiền trên New York Times.
Úc phản kháng lại đe dọa ‘Hãy im đi hoặc phải trả giá’ của Bắc Kinh
Vào tháng 4/2020, ông Morrison đã cùng với Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của virus Corona Vũ Hán và phản ứng quốc tế đối với đại dịch. Mặc dù dự thảo nghị quyết cuối cùng mà Úc đưa ra trước Đại hội đồng Y tế Thế giới thậm chí không có từ “Trung Quốc”, nó vẫn thu hút sự phản đối từ Bắc Kinh - đối tượng áp thuế 80% đối với xuất khẩu lúa mạch trị giá hàng tỷ đô-la Úc của Úc cùng tháng đó.
Với những hạn chế thương mại của Trung Quốc và những lời đe dọa được đưa ra để đáp lại Dự luật Quan hệ Đối ngoại, thông điệp từ phía Bắc Kinh rất rõ ràng: Nếu chỉ trích hoặc thách thức chúng tôi về mặt chính trị, thì túi tiền của các vị sẽ bị ảnh hưởng.
Và Úc chắc chắn đã phải chịu đựng. Mặc dù chỉ mới bắt đầu gần đây, nhưng chiến dịch gây áp lực kinh tế của Trung Quốc, bên cạnh những áp lực kinh tế từ đại dịch toàn cầu, đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Úc.
Úc từng nổi tiếng khắp thế giới nhờ vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tốt hơn hầu như bất kỳ quốc gia nào khác, hiện nay Canberra đang đối mặt với cuộc suy thoái đầu tiên trong gần ba thập kỷ.
Úc là một trong những cường quốc tầm trung đầu tiên có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc đã thực sự bắt đầu đi ngược lại, đánh giá lại và vạch ra “ranh giới đỏ” về ảnh hưởng của ĐCSTQ.
Đáp lại, Bắc Kinh đang cố gắng lấy Úc “làm gương” và gửi một thông điệp đến những quốc gia khác: Ảnh hưởng của chúng tôi là không thể đảo ngược. Hãy im đi hoặc phải trả giá.
Đây là logic cưỡng chế nhằm xác định mối quan hệ của Trung Quốc với Úc và với 70 quốc gia hiện đang tham gia vào BRI của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã nhìn thấy cách thức mà các nguồn lực ngoại giao và chính trị của mình có thể được tận dụng, để mang lại những kết quả đáng mơ ước trong nền văn hóa và xã hội phương Tây, ngay cả trong một không gian nhỏ như tập thể sinh viên đại học. Các chiến thuật ở Úc, từ Viện Khổng Tử đến các tổ chức sinh viên và các nhóm chống đối do chính phủ Trung Quốc điều phối, đang được nhân rộng ở Hoa Kỳ ngày nay.
Trung Quốc cũng đã học cách triển khai các nguồn lực kinh tế đáng kể của mình để mang lại lợi ích lâu dài trên toàn cầu, và các nhà lãnh đạo Mỹ đã từng tham gia vào cuộc chơi của Trung Quốc. Vào năm 2011, Phó Tổng thống Joe Biden đã nói rằng “một Trung Quốc đang trỗi dậy là một sự phát triển tích cực, tích cực... đối với thế giới rộng lớn”.
ĐCSTQ đang sử dụng các khoản vay và kế hoạch tài trợ để thiết lập bẫy nợ cho các quốc gia đang phát triển trên khắp châu Á và châu Phi, nhằm cho phép Trung Quốc kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng. Tại Úc, Trung Quốc đã học được rằng việc tạo ra sự phụ thuộc thậm chí chỉ trong một số lĩnh vực quan trọng cũng đủ để tạo ra các kết nối thương mại - và do đó ảnh hưởng của họ - hầu như không thể phá vỡ.
Chính quyền bang Victoria, nơi đã ký biên bản ghi nhớ về BRI (đóng vai trò thúc đẩy Dự luật Quan hệ Đối ngoại Úc) đã cáo buộc chính quyền Morrison “phỉ báng” Trung Quốc; và cho rằng chắc chắn ông Morrison sẽ nhận được nhiều lời kêu gọi cứu trợ trong cuộc tấn công kinh tế của Trung Quốc đối với nông dân trồng lúa mạch và nhà sản xuất rượu của Úc.
Theo sau Hoa Kỳ, Úc cần vạch ra ‘ranh giới đỏ’ đối với Trung Quốc
Trung Quốc đã chuẩn bị tốt để điều hướng các cuộc đối đầu như vậy và vượt qua hầu hết mọi chỉ trích để đạt được mục đích. Giống như Mỹ, Úc đã từng cảm thấy sai lầm rằng họ có thể hợp tác với ĐCSTQ.
Cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd nói trong một bài phát biểu năm 2008 tại Đại học Bắc Kinh, rằng ông muốn đất nước của mình trở thành zhengyou của Trung Quốc - một người bạn có thể dám phản đối, hoặc nói ra những sự thật khó chịu. Nhưng ĐCSTQ không muốn một zhengyou, chính quyền này “không hề thích” những lời phàn nàn liên tục của Canberra về cách hành xử của họ với Tây Tạng khi đó, cũng như không thích bị chỉ trích về vấn đề Hong Kong bây giờ.
Chẳng hạn, ĐCSTQ đã chứng tỏ rằng họ sẽ không khoan nhượng đối với việc tìm kiếm sự thật về mức độ trách nhiệm của chính quyền này, liên quan đến sự lây lan của virus Corona Vũ Hán. Bắc Kinh muốn các đối tác biết tuân thủ - những người sẵn sàng “không nghi ngờ” đi theo sự dẫn đầu của họ trên trường quốc tế, biết giữ im lặng khi đối mặt với các cuộc xâm lược toàn cầu hoặc vi phạm nhân quyền trong nước của ĐCSTQ, bao gồm cả cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, cộng đồng tu luyện Pháp Luân Công. Sự tuân thủ như vậy là những gì ĐCSTQ mong đợi bây giờ từ Úc.
Hoa Kỳ đã bước vào “chương mới” trong việc đối đầu với một Trung Quốc hung hăng, lạm dụng và không trung thực; Úc cũng đang theo sát…
ĐCSTQ đã chứng minh rằng họ sẵn sàng “chơi bẩn” các đối tác của mình để đạt được sự tuân thủ địa chính trị, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể hoặc không nên làm những điều cần thiết, như những gì mà Thủ tướng Morrison hiện đang làm.
Tác giả: Michael Johns JR. cử nhân đại học Harvard Kennedy, chuyên nghiên cứu về các vấn đề quốc tế.
Thiện Nhân - Theo NTDVN