Ba trí huệ của nhân sinh: Biết đủ, biết dừng, biết thuận theo tự nhiên

Ba trí huệ của nhân sinh: Biết đủ, biết dừng, biết thuận theo tự nhiên

Ba trí huệ của nhân sinh: Biết đủ, biết dừng, biết thuận theo tự nhiên

Ba trí huệ của nhân sinh: Biết đủ, biết dừng, biết thuận theo tự nhiên

Ba trí huệ của nhân sinh: Biết đủ, biết dừng, biết thuận theo tự nhiên
Ba trí huệ của nhân sinh: Biết đủ, biết dừng, biết thuận theo tự nhiên
Thứ sáu, 27-12-2024 07:17, (GMT+07:00)
Ba trí huệ của nhân sinh: Biết đủ, biết dừng, biết thuận theo tự nhiên
23-08-2020 15:57

Con người sống trên đời cần biết đủ, biết dừng, biết thuận theo tự nhiên, như vậy mới có thể an nhiên tự tại giữa thế sự luôn đổi thay từng ngày.

Biết đủ

Biết đủ là một cảnh giới khó đắc, cũng là trí huệ nhân sinh. Điều khó làm nhất trong cuộc đời chính là biết đủ. Bởi lẽ trong tâm có quá nhiều dục vọng, nhưng chưa thoả nguyện, nên vẫn mãi khổ tâm truy cầu. Kết quả con người sẽ bị cuốn vào trong vòng xoáy dục vọng, chẳng thể tự mình vượt thoát.

Có câu: “Tri túc thường lạc”, biết đủ thường vui. Người không biết đủ thì dẫu sống trong nhung gấm lụa là, ở trên đỉnh cao của danh vọng cũng vẫn đứng núi này trông núi nọ, khổ công vớt trăng nơi đáy nước. Những người biết đủ thì dẫu cuộc sống có mệt nhọc, họ cũng vẫn tìm được niềm vui.

Khi nhà tâm học Vương Dương Minh còn ở Long Trường, những tùy tùng đi theo ông đều lần lượt ngã bệnh, có người qua đời, duy chỉ còn lại mình ông vẫn bình an vô sự. Vương Dương Minh nói: “Đến Long Trường hai năm, cũng bị chướng khí xâm hại, nhưng tôi vẫn bình an vô sự. Đây là bởi bản thân tôi trước sau luôn duy trì tâm thái tích cực, thái độ lạc quan, không có bi thương đau khổ, thiểu não u sầu như những người khác”.

Trong cuộc sống nếu có thể thanh tâm quả dục, biết đủ nhiều hơn một chút, thì dục vọng sẽ bớt đi một chút, niềm vui tăng thêm một phần, phiền muộn giảm xuống một phân.

Biết đủ là trân quý những gì mình đang có, nắm giữ những gì mình có thể, không theo đuổi những mục tiêu viển vông, hay những thứ không thuộc về mình.

Biết dừng

Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử giảng: “Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy”. Con người không nên tham vọng quá nhiều, cần biết dừng lại đúng lúc.

Biết dừng tức là biết tiến biết thoái, khi cần tiến thì tiến, khi cần dừng thì dừng lại. Trên con đường nhân sinh, chúng ta khó tránh khỏi sẽ làm sai một số việc, đi sai một vài đoạn đường. Kỳ thực, khi bạn phát hiện ra mình sai rồi, thì hãy dừng lại, đừng cố húc về phía trước. Con đường sai nếu vẫn bước tiếp, thì kết quả chắc chắn sẽ chẳng mấy tốt đẹp, đa phần đều là vực thẳm, là bi thương.

Biết dừng không phải là buông bỏ, không phải là chịu thua, mà là nhận thức rõ hiện trạng, dám tìm lại một con đường mới và một hành trình tốt hơn.

Có những lúc giữa ngã rẽ cuộc đời, chưa biết sẽ đi đâu về đâu, thì hãy tạm dừng lại:

Hành đáo thủy cùng xứ,
Tọa khán vân khởi thì.

Nghĩa là:

Đi đến nơi sơn cùng thủy tận rồi,
Ngồi xuống ngẩng đầu ngắm mây bay.

Kỳ thực dẫu làm việc gì, cũng đều cần biết dừng lại đúng lúc, bạn sẽ nhận ra cuộc sống vẫn còn nhiều điều đang chờ đón.

Biết sống thuận theo tự nhiên

Thuận theo tự nhiên chính là tuỳ cảnh mà an, đối mặt với mọi chuyện bằng một tâm thái bình thản, tự nhiên. Có được trái tim bình thản ấy mới có thể coi nhẹ tiền tài và quyền thế, mới có thể thản đãng đối mặt với thành công và thất bại.

Trước đây, có người thỉnh giáo một vị thiền sư rằng thế nào là tu hành, thiền sư đáp: “Những lúc bụng đói, ăn cơm thì cứ một lòng ăn cơm. Những lúc buồn ngủ, ngủ thì cứ một lòng mà ngủ thôi”.

Người này lấy làm lạ, bèn hỏi: “Những người khác đều làm như vậy cả, lẽ nào họ lại không dụng công giống như ngài hay sao?”.

Thiền sư trả lời rằng: “Không phải vậy, những lúc họ ăn cơm thì nghĩ đến ngủ, những lúc ngủ lại nghĩ đến ăn cơm. Còn tôi, ăn cơm thì chỉ lo ăn cơm, ngủ thì chỉ lo ngủ, vậy nên không giống nhau”.

Thế sự phồn hoa chẳng qua chỉ như khói mây. Khi bạn nhìn thông nghĩ thoáng, bạn sẽ cảm thấy rằng thuận theo tự nhiên là trạng thái tốt nhất. Có thể sự huy hoàng nhất thời khiến con người ngưỡng vọng, nỗi thất bại nhất thời khiến con người thảng thốt, nhưng cuộc sống cuối cùng cũng đều quy về sự bình thản. Sống thuận theo tự nhiên con người mới không cao ngạo khi ở ngôi cao, không tự ti khi ngồi chỗ thấp.

Trong sách “U song tiểu ký” cũng ghi lại một câu đối như thế này: “Không quan tâm điều hơn lẽ thiệt, ngắm trước sân hoa nở hoa tàn; Tùy ý ra đi hay ở lại, nhìn khung trời mây tụ mây tan”.

Biết đủ thường vui, biết dừng mới có thể tiến xa hơn, sống thuận theo tự nhiên con người mới biết cách nếm trải cuộc sống.

Thiên Cầm biên tập

Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP