Ao ước được ngủ 5 phút trong ngày đã thành hiện thực

Ao ước được ngủ 5 phút trong ngày đã thành hiện thực

Ao ước được ngủ 5 phút trong ngày đã thành hiện thực

Ao ước được ngủ 5 phút trong ngày đã thành hiện thực

Ao ước được ngủ 5 phút trong ngày đã thành hiện thực
Ao ước được ngủ 5 phút trong ngày đã thành hiện thực
Thứ bảy, 14-12-2024 01:31, (GMT+07:00)
Ao ước được ngủ 5 phút trong ngày đã thành hiện thực
24-10-2022 15:11

Ao ước được ngủ 5 phút trong ngày, nghe thật quá vô lý và bình thường ấy lại là điều xa xỉ với cuộc đời của cô Tặng…

Ao ước được ngủ 5 phút trong ngày

20 năm một mình xe đất, cô mới lấp xong vườn ao và xây tạm được căn nhà cấp 4, mái tôn. (ảnh nhân vật cung cấp)

Ao ước được ngủ 5 phút trong ngày – giấc mơ xa xỉ

Thức dậy từ 3 – 4h sáng, cô Tặng vội vàng chuẩn bị gánh hàng rong ra chợ bán sớm. Bán xong đến 10h về, ăn tạm cái gì lót bụng, cô đi Long Biên, Hà Nội để lấy hàng. Mỗi ngày 60km cả đi lẫn về, trên chiếc xe đạp mòn lốp và đôi mông chai sần, cô đi các chợ, cất từng món hàng về bán kiếm lời.

Về đến nhà đã 2 – 3h chiều, chẳng nghỉ ngơi, cô lại bắt tay vào thồ đất, lấp ao. 5h chiều, buông tay xẻng, tay cuốc, lau chùi khuôn mặt lấm lem, cô lại cùng gánh hàng rong đến bán tại cổng các công ty. 9 – 10h đêm về tới nhà, mới nấu cho mình bữa cơm. Ăn được một bát cô phải đứng lên 7 – 8 lần, bởi cái lưng đã trồi lên từng đốt xương thoái hóa. Dọn dẹp, tắm rửa cho mình xong, đồng hồ đã điểm 12h đêm, sang canh ngày mới. Cô nằm giãn lưng và chìm vào giấc ngủ. Đồng hồ tiếp tục quay vòng, rất nhanh tiếng chuông reo, báo thức cô phải tỉnh dậy…

Ngày cứ ngày như vậy, hết hè sang thu, hết đông lại sang xuân, năm này lại nối tiếp năm kia, cô Tặng không nhớ rõ bao nhiêu năm, cái thân thể tiều tụy của cô phải gồng mình làm việc nuôi cả gia đình như thế; ngoài những thứ cô thèm khát thì cô luôn ao ước được ngủ 5 phút trong ngày. Giấc ngủ trưa hay nằm nghỉ ngơi 5 phút ban ngày, đối với cô là thứ xa xỉ…

Khổ chồng khổ, trăm khổ cùng giáng xuống

Cô Vũ Thị Tặng, sinh năm 1955, quê tại Mỹ Hào, Hưng Yên. Hoàn cảnh thời bấy giờ ai ai cũng khổ, cô Tặng may mắn làm công nhân trong ngành ngoại thương, sau lấy chồng cùng ngành. Nhưng năm 1977, vừa lấy chồng không lâu thì chồng cô bị chó dại cắn. Khi tiêm vacxin phòng dại bị biến chứng khiến tay chân run rẩy, sức khỏe yếu và tâm thần không ổn định.

Năm 1990, vợ chồng cô về chế độ 176 giảm biên chế. Do không có tiêu chuẩn chia ruộng tại địa phương nên nhà cửa, ruộng nương không có; vợ chồng cô cùng hai đứa con đi ở nhờ, hoặc thuê nhà, sống trôi nổi, khó khăn vô cùng. Sau, gặp được một cô giáo tốt bụng cho vay lãi ngày, cô mua được mảnh đất toàn thùng vũng, ao sâu 7 – 8m. Cô phải mất 20 năm một mình xe đất mới lấp xong và xây tạm được căn nhà cấp 4, mái tôn.

Khổ chồng khổ, trăm khổ cùng ráng xuống

Cô Tặng với quán nước nhỏ mưu sinh (ảnh nhân vật cung cấp)

Đi buôn bán thì gặp nhiều vận hạn, rủi ro dẫn đến nợ nần. Chồng thì yếu, không giúp gì được, mâu thuẫn gia đình căng thẳng, đã đưa nhau ra tòa nhưng sau  người chồng không chịu. Con trai không chí thú làm ăn, khiến người vợ bỏ đi, để lại hai đứa con cho ông bà nuôi. Rồi chuyện con trai, vợ hai của nó, con riêng của vợ có tính không tốt,… Bản thân cô mắc bệnh thoái hóa cột sống, đốt sống cổ. Không có tiền mua thuốc khiến bệnh càng ngày càng nặng. Cuộc sống của cô trôi đi mỗi ngày trong đau khổ, dày vò…

15 năm trình đồng mở phủ – tìm giải phiền nơi nội tâm

Đi chợ, bán hàng, đi lấy hàng, rồi lại về xe đất, lấp ao; vừa lo kinh tế, vừa lo cho gia đình, trăm việc cùng đến tay; trừ đêm khuya được giấc ngủ, còn lại trong 20h liền vất vả như con thoi, không một phút được nghỉ ngơi. Mấy chục năm ròng rã như vậy, chẳng trách cô Tặng luôn ao ước được ngủ 5 phút dù là ngắn ngủi cũng không thực hiện nổi.

Ngoài khổ về thân thể, cô phải chịu đựng về tinh thần. Vì không thoát được vòng luẩn quẩn, cùng quẫn đó nên tâm bệnh trong cô càng lớn. Giống như bao người, cô tìm đến tâm linh. Cô tham gia vào đoàn hầu đồng, rồi trình đồng mở phủ. Tiền bỏ ra không phải là nhỏ. Kiếm tiền đã khó khăn mà cô vẫn nướng vào trò mê tín, tâm linh ấy; mục đích chỉ là tìm sự giải phiền trong tâm cho đỡ cảm thấy khổ…

15 năm trình đồng mở phủ - tìm giải phiền nơi nội tâm

Hàng ngày, cô đưa đón cháu đi học, chăm lo mọi việc gia đình (ảnh nhân vật cung cấp)

Cô biết hát chầu văn, làm bà đồng, nói với con nhang, đệ tử có đầu có cuối nên các bà thầy luôn cho cô đi theo. Họ bảo cô cùng phán với họ, yêu cầu con nhang sắm cái nọ, cái kia, dọa cho họ sợ nhưng cô không làm. Cô không tin mấy lời truyền đó, chỉ là từ miệng của mấy bà thầy chứ Thần thánh gì. Cô không muốn gây tội nghiệp cho mình nên không làm.

Như vậy, sau 15 năm trình đồng mở phủ, tốn công sức, tiền bạc không ít nhưng bệnh từ thân lẫn tâm của cô Tặng vẫn ngày một trầm trọng hơn…

Cơ duyên tình cờ nhưng lại cứu thoát cả cuộc đời một con người

Năm 2016, một lần ngẫu nhiên ngồi chơi trong lán trông cá của đứa cháu, cô Tặng nhìn thấy một cuốn sách. Anh Long – chủ nhân cuốn sách, đã chia sẻ cho cô cuốn sách ấy là gì, môn anh đang tập là gì, có lợi ích ra sao… Cô thấy thích và muốn mua một cuốn như vậy. Hôm sau, Long tặng cô cuốn sách và dặn cô giữ gìn cẩn thận.

Đọc đến đâu cô minh bạch dần ra những chuyện nhân quả, sướng khổ ở đời. Cô đã hiểu ra mình vì sao chịu khổ như vậy. Đọc đến phần chùa chiền, thờ cúng, cô đã hiểu đâu mới là thờ, là tu đúng. Sau đó, cô quyết định trả khăn áo, đồ cúng cho nhà đền. Cô chọn tự tu tại gia, tu bản thân thành người tốt theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Cơ duyên tình cờ nhưng lại cứu thoát cả cuộc đời một con người

Đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cô đã minh bạch căn nguyên sướng, khổ ở đời (ảnh nhân vật cung cấp)

Khi tu luyện Pháp Luân Công, cô gặp không ít khó khăn, chủ yếu từ người nhà. Chồng cô càu nhàu, khó chịu, lý do đều không chính đáng, cho rằng mất thời gian. Con trai và con dâu tỏ thái độ hỗn láo. Nếu là trước đây, cô sẽ không để yên nhưng là người tu, cô hiểu cần phải để cao tâm tính. Cô nhẫn và không chấp giận chồng con. Cô sắp xếp thời gian hợp lý trong ngày, vừa bán hàng, vừa chăm cháu, lo cho gia đình mà vẫn có khoảng trống dành cho tu luyện. Tâm tính cô thay đổi hoàn toàn. Dần dần chồng con không còn gây khó dễ cho cô nữa, giờ cô đã yên tâm tu luyện.

Ao ước được ngủ 5 phút xa xỉ ngày xưa đã trở thành hiện thực

Ao ước được ngủ 5 phút có gì là chuyện to tát, ngủ thì cứ ngủ thôi. Nói là vậy, chỉ có ai ở trong nỗi khổ mới thấu hiểu nỗi khổ là gì. Cô Tặng vừa khổ về hoàn cảnh vừa khổ về thân thể bệnh tật…

Từ ngày tu luyện Pháp Luân Công, căn bệnh về xương sống của cô đã khỏi hoàn toàn. Các khớp xương đã trồi từng đốt dọc lưng giống như cái chão. Vậy mà đã biến mất hoàn toàn từ khi cô tập luyện. Toàn thân thể của cô không còn bệnh. 7 năm cô tập là 7 năm không một viên thuốc, khỏe mạnh hoàn toàn…

Ao ước được ngủ 5 phút xa xỉ ngày xưa đã trở thành hiện thực

Tập Pháp Luân Công giúp cô khỏi hết bệnh, an nhiên với cuộc đời (ảnh nhân vật cung cấp)

Tâm bệnh của cô cũng dứt hẳn khi cô hiểu ra ý nghĩa của sinh mệnh là gì. Cô không làm mọi cách có tiền, không tham lam, truy cầu những gì quá sức của mình. Hàng ngày, cô bán quán, có tiền đến đâu tiêu đến đó, việc gì đến hãy để tùy kỳ tự nhiên. Tâm cô an nhàn, thanh thản và buông xả những gì không vui. Cô không còn ao ước được ngủ 5 phút nữa vì cô không còn bị cuốn vào kim tiền. Tuy cuộc sống thanh bần nhưng tâm cô tĩnh lặng, an nhiên. Đó là điều hạnh phúc nhất mà cô có được nhờ tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn. Không tu Pháp này thì những trang cuối đời của cô sẽ thật tệ…

Cô Tặng để lại số điện thoại của nhân vật: 032 6816361 cho những ai quan tâm đến môn tu luyện này có thể gọi điện cho cô để chia sẻ hoặc có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/  hay vào link https://hocphapluancong.com/ tham khảo hướng dẫn chi tiết.

Xem thêm: Điều gì khiến một bác sĩ Tây y tin vào Pháp Luân Công?| dieukydieu.tv 

 

Theo Nguyện Ước

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP