Theo một báo cáo mới được công bố trên The Lancet, tạp chí y khoa uy tín trên toàn cầu, nạn phá thai chọn lọc giới tính ở Ấn Độ đã vượt quá 3 lần so với số ca tử vong do COVID-19, với 22 triệu trẻ sơ sinh nữ bị loại bỏ trong ba thập niên qua, trang BL cho hay.
Báo cáo cho biết: “tổng cộng có khoảng từ 13,5 triệu đến 22,1 triệu thai nhi giới tính nữ bị loại bỏ từ năm 1987 đến năm 2016”.
Một nửa số ca sinh con gái bị phá bỏ trên thế giới là xảy ra ở Ấn Độ. Xu hướng “tiếp tục gia tăng” và “phải là một nguyên nhân dẫn đến báo động nghiêm trọng”, bài xã luận Lancet lưu ý .
Tổng thống Ấn Độ đã ký Dự luật chấm dứt mang thai (sửa đổi) vào tháng 4 và chính phủ Trung ương đã thông báo cho công chúng vào ngày 25/3/2021.
Theo đó, các sửa đổi của Dự luật mới đã mở rộng khung thời gian cho việc phá thai có thể được thực hiện một cách hợp pháp. Sửa đổi cho phép phá thai được thực hiện trong vòng 20 tuần theo lời khuyên của một bác sĩ và từ 20 đến 24 tuần theo lời khuyên của hai bác sĩ đối với một số nhóm phụ nữ cụ thể, chẳng hạn như nạn nhân bị cưỡng bức.
Dự luật cũng hướng dẫn các bang và lãnh thổ liên hiệp thành lập hội đồng y tế để xác định xem liệu thai kỳ có nên được chấm dứt sau 24 tuần hay không nếu có các dị tật thai nhi đáng kể.
VIDEO: ẤN ĐỘ ĐANG OẰN MÌNH TRẢ NGHIỆP GÌ?
Theo ĐKN