Ai trả lời cho câu hỏi “Con không biết vì sao con được lên lớp” của học sinh lớp 6 không đọc được ch

Ai trả lời cho câu hỏi “Con không biết vì sao con được lên lớp” của học sinh lớp 6 không đọc được ch

Ai trả lời cho câu hỏi “Con không biết vì sao con được lên lớp” của học sinh lớp 6 không đọc được ch

Ai trả lời cho câu hỏi “Con không biết vì sao con được lên lớp” của học sinh lớp 6 không đọc được ch

Ai trả lời cho câu hỏi “Con không biết vì sao con được lên lớp” của học sinh lớp 6 không đọc được ch
Ai trả lời cho câu hỏi “Con không biết vì sao con được lên lớp” của học sinh lớp 6 không đọc được ch
Chủ nhật, 29-12-2024 05:13, (GMT+07:00)
Ai trả lời cho câu hỏi “Con không biết vì sao con được lên lớp” của học sinh lớp 6 không đọc được chữ
10-04-2021 19:01

Thời gian gần đây, báo chí có đưa tin về tình trạng một số học sinh trường THCS-THPT Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đọc viết khó khăn, có chữ đọc được, chữ không. Đáng chú ý, có bạn đã bỏ học vì mặc cảm không theo kịp bài, và “hoang mang” không biết vì sao bản thân lại được lên lớp.

Kể từ năm 2006, ngành giáo dục đã chính thức đứng ra phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, nhưng tính đến nay đã 15 năm, căn bệnh này vẫn chưa thuyên giảm bao nhiêu.

Do căn bệnh thành tích này mà nhiều giáo viên đã phải đối mặt bao nhiêu thứ áp lực. Họ luôn vắt óc suy nghĩ cần phải làm sao để lớp không có học sinh yếu, học sinh trung bình; vì khi đó chính họ sẽ bị cắt thi đua, trừ khen thưởng cuối năm, thậm chí có nơi còn bị kiểm điểm. Từ đó sinh ra những chuyện “dở khóc dở cười” trong chốn học đường.

'Con không biết vì sao con được lên lớp'

Chỉ riêng Trường THCS-THPT Tân Mỹ ở tỉnh Đồng Tháp đã có 6 học sinh lớp 6 đọc viết khó khăn, có chữ đọc được, chữ không. Hiện có 2 em bỏ học vì mặc cảm và không theo kịp bài.

Học lớp 6 được một học kỳ, em N.V.K. nhất quyết nghỉ học. K kể rằng lớp 1 và lớp 2 em vẫn biết mặt chữ, ráp vần được, nhưng sang lớp 3 thì bị tụt lại so với các bạn. Đỉnh điểm là đến lớp 5, thầy cô chưa một lần gọi em lên trả bài.

"Con cũng không biết vì sao con được lên lớp", K. nói. 

"Con cũng không biết vì sao con được lên lớp", K. nói (Ảnh chụp từ video)
"Con cũng không biết vì sao con được lên lớp", K. nói (Ảnh chụp từ video)

"Có thể không chỉ là 6 em"

Thầy La Thành Dũng, hiệu trưởng Trường THCS-THPT Tân Mỹ, ban đầu cho rằng các em chỉ là học lực yếu, chứ chưa đến mức đọc chữ không chạy. Thậm chí, thầy đưa ra danh sách các em học giỏi và tuyên bố rằng đây là những em “đọc viết không chạy”. 

Tuy nhiên, nhóm học sinh đọc viết chưa rành có 4 nữ 2 nam, trong khi danh sách thầy đưa ra lại 3 nam 3 nữ; và các em này cũng nói thật mình là học sinh giỏi, chứ không phải học sinh yếu kém.  

Sau đó, thầy Dũng mới thừa nhận còn một số em đọc viết còn chậm, trước mắt phát hiện có 6 em. 

Thầy Đào Hoàng Phương, một giáo viên chủ nhiệm lớp 6, cho biết lớp thầy có 3 em đọc viết không chạy, trong đó 2 em bỏ học. Thầy đã trực tiếp đến nhà nắm hoàn cảnh các em, và vận động gia đình cho con em đi học lại nhưng không thành công. 

"Các em phần lớn gia đình neo đơn, cha mẹ đi làm ăn xa, sống với ông bà, thiếu sự quan tâm của gia đình. Và cũng không hiểu sao các em này lên được lớp 6", thầy Phương nói.

Trường THCS-THPT Tân Mỹ ở tỉnh Đồng Tháp nơi có nhiều em học sinh lớp 6 đọc viết không thông (Ảnh chụp từ video)
Trường THCS-THPT Tân Mỹ ở tỉnh Đồng Tháp nơi có nhiều em học sinh lớp 6 đọc viết không thông (Ảnh chụp từ video)

Bệnh thành tích trong giáo dục

Theo truyền thông trong nước, ông Lý Bảo Việt - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Bình cho biết: "Cách đây 1 năm, phòng đã không ủng hộ việc cắt thi đua, không xét chiến sĩ thi đua cấp cơ sở... đối với giáo viên có học sinh ở lại lớp và không đặt nặng chỉ tiêu lên lớp 100% cho các trường - như một giải pháp ngăn chặn việc chạy theo thành tích".

Ông Việt cho biết ngay trong học kỳ II này, phòng sẽ cho kiểm tra, rà soát hết các trường tiểu học, THCS trong huyện để nắm thực chất và chấn chỉnh kịp thời, không để kéo dài.

"Phòng lo nhất là nếu không chấn chỉnh liền, không khéo các em lên cấp THCS sẽ bỏ học, rồi tương lai các em sẽ đi về đâu. Các em là người thiệt nhất. Chất lượng giáo dục là lâu dài, chứ không phải hết năm học là xong", ông nói.

Tiến sĩ Tạ Quang Đàm cho rằng căn bệnh thành tích trong giáo dục khiến cho người ta chỉ xem trọng lượng mà không có chất, dễ ảo tưởng, lọc lừa dối trá. Dần dần họ sẽ thoái hóa nhân cách, đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của bản thân.

Trong tham luận gửi tới Hội thảo khoa học: “Thực trạng bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay: Giải pháp ngăn chặn, đi đến xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục” vừa qua tại Hà Nội, tiến sĩ Tạ Quang Đàm - thạc sĩ Đỗ Thị Minh Nguyệt, Chủ nhiệm khoa Tâm lý, Học viện Chính trị đã phân tích căn nguyên của Bệnh thành tích trong giáo dục:

Thứ nhất, do áp lực từ “trường chuẩn”: Muốn đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia, các trường phải đạt rất nhiều tiêu chí cụ thể được quy định bởi Bộ GD&ĐT. Đặc biệt, quy định khống chế tỷ lệ lưu ban, khiến nhà trường và giáo viên buộc phải tìm mọi cách để cố “giữ chuẩn”, từ đó tạo áp lực học tập rất lớn lên học sinh. Do đó xảy ra tình trạng một số trường học ở nhiều nơi “học sinh ngồi nhầm lớp”, thậm chí không được phép lưu ban.

Thứ haido háo danh: Thông thường, từ háo danh nên sinh ra “bệnh” thành tích và từ thành tích gian dối có được càng thúc đẩy sự háo danh nảy nở, phát triển. 

Thứ bado áp lực thi đua: Sự quá tải trong cung cách quản lý, tạo ra nhiều sức ép, cộng với bệnh thành tích trong giáo dục, điều này như một “trường đua” - đã trở thành nỗi sợ và nỗi ám ảnh của đại đa số giáo viên hiện nay. Cả hệ thống giáo dục hiện nay tựa như một trường đua mà đích đến là đủ thứ danh hiệu gắn liền với cá nhân, với tập thể. 

Thiển nghĩ, để trả lời cho vấn đề "Con không biết vì sao con được lên lớp" của những học trò nhỏ này - ngành giáo dục còn cả "một chặng đường dài" phía trước.

Tâm An

Theo NTDVN

 

 

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP