94 ngàn con đập tại Trung Quốc đối diện với thảm cảnh tiềm ẩn

94 ngàn con đập tại Trung Quốc đối diện với thảm cảnh tiềm ẩn

94 ngàn con đập tại Trung Quốc đối diện với thảm cảnh tiềm ẩn

94 ngàn con đập tại Trung Quốc đối diện với thảm cảnh tiềm ẩn

94 ngàn con đập tại Trung Quốc đối diện với thảm cảnh tiềm ẩn
94 ngàn con đập tại Trung Quốc đối diện với thảm cảnh tiềm ẩn
Thứ tư, 08-01-2025 03:37, (GMT+07:00)
94 ngàn con đập tại Trung Quốc đối diện với thảm cảnh tiềm ẩn
22-07-2020 19:22

Hàng chục nghìn con đập được xây dựng từ lâu đời ở Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ lớn từ các đợt mưa lũ có xu hướng ngày càng nghiêm trọng.

Mưa lớn ở tỉnh An Huy (Trung Quốc) gây ngập lụt nhiều nơi, ngày 6/7/2020. (Ảnh: Caixin)

Đập đất tại một hồ chứa nhỏ ở tỉnh Quảng Tây tháng trước đã bị vỡ sau nhiều ngày mưa lớn. Đây có thể là dấu hiệu về sự khảo nghiệm cho 94.000 con đập lâu năm ở Trung Quốc.

Đập bị vỡ hôm 7/6 nằm tại huyện Dương Sóc, nơi nổi tiếng nhiều cảnh đẹp thuộc thành phố Quế Lâm, nhưng nay khiến đường sá, vườn tược và đồng ruộng ở thôn Sa Tử Khê ngập úng.

"Tôi chưa từng nhìn thấy lũ to như thế", Luo Qiyuan, 81 tuổi, người từng tham gia xây đập hàng chục năm trước, nói. "Trước đây nước chưa từng dâng cao như thế, đập cũng chưa từng vỡ", theo hãng tin Reuters.

Hoàn thành năm 1965, con đập xây từ đất nén được thiết kế để giữ 195.000 m3 nước, đủ để đổ đầy 78 bể bơi tiêu chuẩn Olympic và đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của nông dân Sa Tử Khê.

Giữa tháng 7, đập trước đây dài 100 mét đã biến mất phần lớn, mặc dù nó từng được gia cố 25 năm trước. Nước tràn qua đập làm nó sụp xuống, một thành viên đưa đoàn phóng viên đi khảo sát, nói.

Công trình sụp đổ cho thấy mưa bão lớn có thể phá hủy những công trình tương tự. Khả năng xảy ra thảm họa cũng cao hơn tại các lưu vực sông và vùng bãi bồi có mật độ dân số đông hơn so với khi đập xây dựng.

94.000 con đập "già cỗi" từ thời Mao Trạch Đông

Dù phần lớn các lo ngại xoay quanh đập Tam Hiệp, mối hiểm họa ngay trước mắt cũng có thể đến từ 94.000 con đập nhỏ hơn nằm rải rác khắp các con sông ở Trung Quốc, nhiều công trình đã được xây từ thập niên 1960, hay thậm chí từ 1950.

Hàng nghìn đập đất xây dựng trong những năm 1950 và 1960 theo chiến dịch của Mao Trạch Đông huy động nhằm đối phó nạn hạn hán ở Trung Quốc.

Năm 2006, Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết từ năm 1954 đến 2004, các đê kè tại 3.486 hồ chứa đã sập do kém chất lượng và thiếu quản lý. Hiện chưa rõ phải chăng đợt mưa lớn năm nay là nguyên nhân vỡ đập ở Sa Tử Khê hay do thiết kế kỹ thuật. Cơ quan thủy lợi địa phương từ chối bình luận. Chính quyền huyện không trả lời yêu cầu bình luận.

Theo ông David Shankman, nhà địa lý học của trường Đại học Alabama nghiên cứu về lũ lụt tại Trung Quốc, chính các hiện tượng thời tiết cực đoan đã khiến các con đập của Trung Quốc "gặp nguy".

"Các con đập có chất lượng và công tác bảo trì yếu kém, vì vậy tiềm ẩn những nguy cơ to lớn", Wang Zhangli, một quan chức từ Bộ Thủy lợi Trung Quốc, cho biết.

Giới chức tỉnh An Huy đã dùng thuốc nổ phá 2 đoạn đê sông Trừ Hà để giải phóng nước tuần trước. (Ảnh: News.cn)
Giới chức tỉnh An Huy đã dùng thuốc nổ phá 2 đoạn đê sông Trừ Hà để giải phóng nước tuần trước. (Ảnh: News.cn)

Thuận theo hệ sinh thái hay xây thêm đập?

Thêm một dấu hiệu nữa xảy ra, khi nước của một con đập trên nhánh sông Trường Giang dâng cao tới nỗi chính quyền phải cho nổ một phần của đập để nước tràn ra, hạ thấp mực nước trong hồ chứa.

Thảm họa vỡ đập tồi tệ nhất Trung Quốc là vỡ đập Bản Kiều trên sông Hoàng Hà năm 1975, giết chết hàng chục nghìn người mà phải sau hai thập kỷ mới được công bố số liệu. Con đập hoàn thành năm 1952 với sự giúp đỡ của Liên Xô.

Để tránh nguy cơ này, chính quyền địa phương Trung Quốc đã gia cố các đập cũ và tăng cường kiểm tra, đồng thời xây thêm các đập mới để tăng cường khả năng giữ nước. Tuy nhiên, ông Benjamin Horton, giám đốc tạp chí Earth Observatory (NASA) tại Singapore, nhận định: "Điều cần làm hiện nay là thuận theo hệ sinh thái thay vì xây dựng thêm các con đập".

Theo NTDVN

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP