Tiêu đề và nội dung của bài thơ giống với tình hình hiện tại ở Hoa Kỳ một cách kinh ngạc, vì vậy cư dân mạng đã bình luận rằng: "Đây quả thực là viết cho Tổng thống Trump!". Có cư dân mạng còn ví Lục Du là "nhà tiên tri" của cuộc bầu cử Mỹ.
Tình hình bầu cử Tổng thống Mỹ đang bế tắc không chỉ là tâm điểm chú ý của toàn cầu, mà còn là sự cuồng nhiệt chưa từng có của người dân Trung Quốc. Dù là thân ở “trong tường” (tức bị tường lửa chặn không tiếp cận được thông tin bên ngoài) hay “ngoài tường” (tức vượt tường lửa tiếp cận được thông tin bên ngoài), người dân Trung Quốc vẫn bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội. Vào đêm bầu cử ngày 3 tháng 11, ông Trump vốn đang dẫn đầu ở nhiều bang, đã bất ngờ bị ứng cử viên Đảng Dân chủ Biden vượt qua chỉ trong một đêm.
Tình huống này khiến cư dân mạng ở Trung Quốc đại lục liên tưởng đến tác phẩm "Thập nhất nguyệt tứ nhật phong vũ đại tác" (Mưa gió bão táp ngày 4 tháng 11) của đại thi hào Lục Du thời Nam Tống hơn 800 năm trước.
Tiêu đề và nội dung của bài thơ giống với tình hình hiện tại ở Hoa Kỳ một cách kinh ngạc, vì vậy cư dân mạng đã bình luận rằng: "Đây quả thực là viết cho Tổng thống Trump!". Có cư dân mạng còn ví Lục Du là "nhà tiên tri" của cuộc bầu cử Mỹ.
Lục Du (1125―1210), tự Vụ Quan, hiệu Phóng Ông, người Sơn Âm, Việt Châu, nay là huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông là một thi nhân, từ nhân kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Lục Du xuất thân trong một gia đình làm nghề nông khá giả, có nề nếp văn chương, qua các triều đại đều có người ra làm quan. Lục Du sinh ra trước khi triều Bắc Tống diệt vong hai năm, khi đó quân Kim xâm lấn, đất nước bị vây hãm, dân chúng lầm than. Lục Du văn võ song toàn, nuôi chí phục quốc “lên ngựa dẹp giặc Hồ, xuống ngựa thảo quân thư".
Lục Du được xếp hạng nhất khi tham gia kỳ thi Lễ Bộ, bởi vì hay bàn chuyện "chống Kim phục quốc", yêu cầu "Thuế ruộng trước tiên để dân giàu, thuế buôn để khôi phục các đại thương gia", nên bị Tần Cối xóa tên và cố ý vùi dập. Sau khi Tống Hiếu Tông lên ngôi, ban phong cho ông là tiến sĩ xuất thân. Cả đời Lục Du chủ trương gắng sức công cuộc kháng Kim, thu phục quốc thổ đã bị đánh mất, dù liên tục giáng chức, nhưng ý chí thu phục quốc thổ từ đầu đến cuối vẫn không thay đổi.
Lục Du đã viết một số lượng lớn thơ văn, ví như "Vị nam văn tập", "Kiếm nam thi cảo"..., biểu đạt lý tưởng của mình, gửi gắm nỗi niềm lo lắng sâu sắc của mình về tiền đồ vận mệnh của đất nước và sự cảm thông của mình đối với bách tính.
Vào năm Thiệu Hy đầu tiên của triều đại Nam Tống (năm 1190), Lục Du 66 tuổi lại vào kinh sư, góp ý với Hoàng đế, nhưng lại một lần nữa khiến những người phái chủ hòa tức giận và phản đối. Triều đình cuối cùng lấy danh nghĩa ông "trào phúng bóng gió" để tước chức bãi quan của Lục Du. Ông bị ép rời khỏi kinh thành, trở về ẩn cư ở quê hương của mình là Sơn Âm.
Ngày 4 tháng 11 năm Thiệu Hy thứ 3 (năm 1192), lúc ấy Lục Du đã 68 Tuổi, mặc dù tuổi cao, cuộc sống khó khăn lại hay ốm đau, nhưng tấm lòng lo nước thương dân vẫn không thay đổi. Ông nằm nơi thôn trang cô tịch, không hề than vãn oán hận cảnh ngộ buồn thảm của chính mình, chỉ hận nguyện vọng thu phục quốc thổ mãnh liệt chưa thể thực hiện. Những đêm mưa to gió lớn, ông thường mơ thấy mình chỉ huy đoàn thiết kỵ vượt dòng sông đóng băng, triển khai chiến đấu với địch quốc phương bắc. Thế là, trong một đêm mưa to gió lớn, Lục Du tức cảnh sinh tình, lập tức viết 2 bài thơ "Thập nhất nguyệt tứ nhật phong vũ đại tác"
Mưa gió bão táp ngày 4 tháng 11 (Thập nhất nguyệt tứ nhật phong vũ đại tác)
Kỳ 1
Phong quyển giang hồ vũ ám thôn
Tứ sơn thanh tác hải đào phiên
Khê sài hỏa nhuyễn man thảm noãn
Ngã dữ li nô bất xuất môn
Dịch nghĩa
Gió cuốn nước sông hồ, mưa nhạt nhòa xóm thôn
Núi non bốn bề lên tiếng, sóng biển dâng trào
Đống lửa bên suối đã nhỏ lửa, tấm thảm người Man ấm áp
Ta và chú mèo chẳng bước chân ra khỏi cửa
Dịch thơ
Gió cuốn sông hồ mưa mờ thôn
Bốn bề tiếng núi sóng biển tuôn
Lửa suối lụi tàn thảm Man ấm
Chẳng ra khỏi cửa với mèo lười
Kỳ 2
Cương ngọa cô thôn bất tự ai,
Thượng tư vị quốc thú Luân Đài.
Dạ lan ngọa thính phong xuy vũ,
Thiết mã băng hà nhập mộng lai.
Dịch nghĩa:
Nằm trơ nơi thôn vắng cũng không tự thương mình
Những muốn vì nước đến Luân Đài làm lính thú
Đêm khuya nằm nghe gió thổi mư
Cảnh ngựa sắt sông băng cứ hiện vào giấc mơ
Dịch thơ (Bản dịch của Nguyễn Chí Viễn)
Nằm quạnh cô thôn chẳng tự thương,
Còn mong vì nước thú biên cương.
Đêm khuya xào xạc nghe mưa gió,
Ngựa sắt băng sông mộng vấn vương.
Bài thơ này thể hiện niềm tin vững chắc của Lục Du về việc giành lại những vùng đất đã mất, khôi phục Trung Nguyên. Cả cuộc đời Lục Du và hơn 9.000 bài thơ của ông luôn thể hiện tinh thần phụng sự đất nước, canh cánh nỗi niềm lo nước thương dân, từ đó hình thành nên những nét riêng trong sáng tác thơ ca và khẳng định vị thế của ông tại thi đàn. Tinh thần cao thượng ấy của ông đã truyền cảm hứng và ảnh hưởng sâu sắc đến hậu nhân.
Nỗi lòng khôi phục quốc gia của Lục Du rất giống với Tổng thống Trump, tuy nhiên vị thế của hai người lại hoàn toàn khác nhau: Lục Du bị cách chức quan về ẩn cư, chí lớn chỉ biết thở than cùng non nước với thơ ca. Còn ông Trump vẫn là một đương kim Tổng thống của một cường quốc số 1 thế giới, lại được sự yêu quý của người dân có lương tri khắp nước Mỹ và khắp nơi trên thế giới, nên vẫn hoàn toàn có thể xoay chuyển càn khôn, tái tạo huy hoàng cho nước Mỹ, cũng như cho nhân loại.
An Nhiên
Theo secretchina.com
Đăng theo NTDVN