Thái độ ngoại giao của Bắc Kinh ngày càng trở nên cứng rắn trong những năm gần đây, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thậm chí còn tuyên bố rằng “hình thế hiện tại đang ở phía chúng tôi”. Đáp lại điều này, tờ The Washington Post đã đăng bài viết của tác giả Hồng Nguyên Viễn cho hay, nói thì nói vậy, nhưng kỳ thực bản thân ông Tập đang bộc lộ cảm giác lo lắng chưa từng có.
Bà Hồng chỉ ra rằng không giống như liên lạc trực tiếp giữa phương Tây, chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một hoạt động hộp đen và cần phải diễn giải tín hiệu được mã hóa để phát hiện ra những điều tinh vi trong nó. Bà Hồng so sánh Thông cáo toàn thể lần thứ năm năm 2015 và Thông cáo năm 2020, so sánh giữa các kế hoạch “Năm năm lần thứ 13” và “Năm năm thứ 14”, đồng thời phân tích 4 manh mối quan trọng.
Bà Hồng cho hay, đầu tiên, “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13” coi suy thoái kinh tế là mối đe dọa lớn nhất, nhưng “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” hoàn toàn không đề cập đến nó, và nó được thay thế bằng dịch bệnh và các tình hình quốc tế phức tạp là mối đe dọa lớn nhất. Cạnh tranh được coi là thách thức lớn nhất mà ĐCSTQ phải đối mặt.
Thứ hai, “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” đề cập đến các thuật ngữ mới như “những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ” và “sự điều chỉnh sâu sắc của cán cân quyền lực quốc tế”, phản ánh rằng giới lãnh đạo ĐCSTQ muốn cho người dân và thế giới thấy một sự tự tin hơn so với 5 năm trước, và khiến mọi người nghĩ rằng chỉ cần thông qua kiểm soát dịch bệnh và ngoại giao dịch bệnh, Trung Quốc sẽ vươn lên vị thế toàn cầu.
Thứ ba, “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” đặc biệt sử dụng cả một chương dài để viết về “phát triển chưa cân đối, các vấn đề còn nổi cộm”, “khả năng đổi mới chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng cao”, “nền tảng nông nghiệp chưa ổn định”, “những điểm yếu của thành thị và nông thôn Trung Quốc”… Và ông Tập Cận Bình cũng viết trong công hàm có chữ ký của chính mình rằng “Đất nước chúng ta vẫn là nước đang phát triển lớn nhất trên thế giới, và phát triển vẫn là ưu tiên hàng đầu của đảng chúng ta trong việc điều hành và trẻ hóa đất nước”. Những điều này không hề giống những lời khoa trương thông thường trong quá khứ của ông Tập, người luôn thích nói về những cuộc “phục hưng vĩ đại”.
Cuối cùng, trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ 15”, ĐCSTQ đã liên tục nhấn mạnh từ “an toàn”, nó được đề cập đến 40 lần trong suốt bài báo, nhiều hơn các từ “phát triển chất lượng” 16 lần, “đổi mới” 15 lần, và “cải cách” 17 lần. Trước đó, trong Thông cáo chung năm 2015, từ “an toàn” chỉ được nhắc đến 13 lần. Ông Tập Cận Bình cũng nhắc lại trong bản giải trình đã ký rằng: “Chúng tôi ngày càng nhận thức được rằng an toàn là điều kiện tiên quyết để phát triển và phát triển là phải đảm bảo an toàn”. Bà Hồng cho hay điều này càng cho thấy sự lo lắng sâu sắc của cá nhân Tập Cận Bình.
Bà Hồng nói rằng chính quyền Tập Cận Bình thực sự khá kiêu ngạo và muốn thuyết phục người dân Trung Quốc hãy vững tin vào sự lãnh đạo của ĐCSTQ, nhưng nếu xem xét kỹ những gì ông Tập Cận Bình đã nói, chúng ta sẽ thấy rằng thái độ của ông ta rất thận trọng, bởi ông Tập biết quá rõ rằng khoảng cách giữa Trung Quốc vẫn còn cách rất xa các cường quốc lớn nhất thế giới.
Theo ĐKN