Vào trước ngày Nhân quyền Quốc tế, điều phối viên trưởng của "Hoạt động toàn cầu cùng ký tên ủng hộ người dân Trung Quốc tố cáo tội phạm hình sự Giang Trạch Dân vì bức hại Pháp Luân Công" - Luật sư Chu Uyển Kỳ (Zhu Wanqi) đã công bố số liệu thống kê toàn cầu mới nhất và cho biết đã có hơn 3,8 triệu người trên thế giới ký tên tố cáo Giang Trạch Dân - kẻ đầu sỏ bức hại môn tu luyện Pháp Luân Công.
Luật sư Chu Uyển Kỳ cho biết, phong trào này được khởi xướng từ tháng 7/2015, và tính đến ngày 7/12/2020, có 3.804.407 người ở 37 quốc gia trên thế giới đã ký tên ủng hộ khởi kiện Giang Trạch dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc, vì đã phát động và chỉ đạo cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đồng thời yêu cầu đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý.
Theo thống kê, những quốc gia có số người ủng hộ nhiều nhất là: Đài Loan đứng đầu với 1.263.250 người, tiếp theo là Nhật Bản với 930.100 người, thứ 3 là Hàn Quốc với 677.531 người. Ở châu Âu, có tổng cộng 29 quốc gia tham gia, các quốc gia đi đầu là Ukraine, Hà Lan, Israel, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc và Nga; số người tham gia ký tên ở châu Úc là hơn 200.000 người.
Luật sư Chu nói: “Chúng tôi cảm ơn 3,8 triệu người trên khắp thế giới đã đứng về phía lương tri và chính nghĩa, và ủng hộ các học viên Pháp Luân Công trong việc truy tố thủ phạm Giang Trạch Dân. Năm nay, việc ĐCSTQ che giấu đại dịch đã gây ra thiệt hại không thể bù đắp được về người và của cho các nước trên thế giới. Đây là năm mà người dân thế giới đã nhận rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ".
Bà Chu cũng trích lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, rằng "21 năm đàn áp các học viên Pháp Luân Công là quá dài, và cuộc đàn áp phải chấm dứt". Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ Sam Brownback đã nhiều lần bày tỏ quan ngại và lên án hành động mổ cướp nội tạng tàn bạo của ĐCSTQ; chính quyền Tổng thống Trump cũng liên tục trừng phạt các quan chức ĐCSTQ bức hại nhân quyền bằng cách thắt chặt thị thực, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ và đóng băng tài sản. Hành động này được nhân dân thế giới cực kỳ ủng hộ.
Mới đây nhất, vào ngày 10/12, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành lệnh trừng phạt đối với 17 quan chức nước ngoài xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng, trong đó có ông Hoàng Nguyên Hùng (Huang Yuanxiong), Trưởng đồn công an Ngô Thôn (Wucun) thuộc Sở Công an thành phố Hạ Môn vì đã bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Phân tích chỉ ra rằng ông Hoàng chỉ là một cảnh sát ở cấp cơ sở của Hạ Môn, vậy nên động thái này của Mỹ thực sự là một gậy cảnh cáo đối với Bộ Công an ĐCSTQ và Trung Nam Hải.
Luật sư Chu cho biết: “Chúng ta có thể thấy trước rằng sau khi Tổng thống Trump tái đắc cử, ông ấy sẽ áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi xâm phạm nhân quyền tàn bạo nhất trên thế giới của ĐCSTQ. Đồng thời, chúng tôi cũng rất vui khi thấy các Ngoại trưởng của Liên minh Châu Âu (EU) đã thông qua Đạo luật về trách nhiệm nhân quyền phiên bản EU”. Bà nói rằng từ đó có thể thấy, việc các quốc gia áp dụng các tiêu chuẩn lập pháp giống nhau để xử lý những kẻ vi phạm nhân quyền là một xu thế quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền quốc tế, quốc tế đã đạt được sự đồng thuận về phương diện này.
"3,8 triệu người đã tố cáo Giang Trạch Dân với tội danh tội ác chống lại nhân loại, Giang Trạch Dân và những người đi theo ông ta bức hại các học viên với đức tin vào Chân - Thiện - Nhẫn sẽ phải chịu trách nhiệm với lịch sử Trung Quốc, luật pháp Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc. Những người đang nắm quyền, nếu vẫn tiếp tục cuộc bức hại này, thì không ai có thể thoát khỏi phán quyết của lịch sử và pháp luật”, bà Chu nói.
Luật sư bày tỏ: “Chúng tôi đã vạch trần thủ phạm Giang Trạch Dân trên toàn thế giới, ông ta đã tước đoạt quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và ngôn luận của hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), đồng thời thu hoạch và mổ cướp nội tạng của các học viên. Điều này nhắc nhở thế giới rằng: một chính quyền không ngừng thi hành bạo lực đối với những người thiện lương và vô tội, thì cũng sẽ không thể đối xử tử tế với thế giới này”.
"Mỗi một cá nhân trên thế giới đều nên có trách nhiệm với hoàn cảnh sống của chúng ta", Luật sư Chu nhấn mạnh rằng không có cái gọi là trung lập giữa Chính và tà. Chỉ khi chọn đứng về phía chính nghĩa, lương tri và ủng hộ các giá trị phổ quát thì nhân loại mới có thể có được một tương lai tươi sáng.
Thế giới lên tiếng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Ông Cao Vi Bang (Gao Weibang), Chủ tịch Hiệp hội Nạn nhân Đầu tư vào Trung Quốc (Victims of Investment in China Association) của Đài Loan, tuyên bố rằng ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công trong 21 năm, và có rất nhiều người đã bị bức hại đến chết ở Trung Quốc, "Pháp Luân Công đã làm gì sai?
Đó chỉ là vì Giang Trạch Dân sợ rằng số lượng học viên Pháp Luân Công nhiều hơn số đảng viên ĐCSTQ, và trong số các Thường ủy ĐCSTQ năm đó, chỉ có một mình Giang quyết định tiêu diệt nhóm người tu luyện Pháp Luân Công.
Ông Cao cho biết ông cũng đã ký tên vào danh sách tố cáo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, và ông cho rằng ĐCSTQ - chính quyền không điều ác nào là không làm này, chắc chắn sẽ phải giải thể. “Lần này Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đã gian dối, đằng sau cuộc đảo chính này có sự tham dự của ĐCSTQ, chính quyền này đã tài trợ cho Hệ thống Bỏ phiếu Dominion, rõ ràng là muốn lật đổ Tổng thống Trump và làm tan rã chế độ dân chủ của Mỹ". Tuy nhiên, ông Cao cho rằng cuối cùng ông Trump sẽ tái đắc cử, “nền kinh tế Trung Quốc vốn đã gặp khó khăn lớn, Tổng thống Trump nhất định sẽ gia tăng lực độ đối phó với ĐCSTQ, có khả năng là trong 4 năm tới ĐCSTQ sẽ sụp đổ, con đường phía trước của nhân loại sẽ rất tươi sáng".
Ông Tăng Kiến Nguyên (Zeng Jianyuan), Chủ tịch Trường Dân chủ Hoa nhân (New School for Democracy), nói rằng ở Trung Quốc đại lục, Pháp Luân Công vốn là một nhóm tu luyện khí công hợp pháp, chỉ vì Giang Trạch Dân sợ nhiều người tốt, những người tu luyện chiểu theo "Chân - Thiện - Nhẫn", nên ông ta đã huy động toàn bộ bộ máy nhà nước dùng bạo lực để đàn áp, khiến vô số học viên Pháp Luân Công rơi vào cảnh lưu lạc khắp nơi, nhà tan cửa nát.
Ông Tăng cho biết, cơ quan tư pháp ở Trung Quốc đại lục không độc lập nên sẽ không thể thụ lý vụ kiện Giang Trạch Dân, nhưng hành động mang tính toàn cầu này thể hiện lương tâm, đạo đức và chính nghĩa của nhân loại. Việc nhắm vào hệ thống tư pháp của ĐCSTQ là nhằm mục đích cho người dân Trung Quốc biết về những tội ác từ trước tới nay của Giang Trạch Dân. Ít nhất là trước khi ĐCSTQ sụp đổ, trong tâm mỗi người sẽ có thể tự đưa ra phán quyết đúng sai về tội ác của Giang.
Ông nói rằng mặc dù Giang Trạch Dân vẫn đang được ĐCSTQ bảo vệ, nhưng thực ra ông ta luôn sống trong sợ hãi, sợ rằng mình sẽ bị pháp luật, lịch sử và lương tâm phán xét.
Ông Tăng kêu gọi người Trung Quốc lưu giữ bằng chứng liên quan về tội ác của Giang Trạch Dân. Khi ĐCSTQ sụp đổ và Trung Quốc phát sinh biến đổi trong tương lai, sẽ luôn có cơ hội để theo đuổi vụ kiện Giang Trạch Dân.
Vào ngày 20/7 năm nay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã ra tuyên bố chính thức về cuộc bức hại mà các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng trong suốt hai thập kỷ qua, và lên án ĐCSTQ. Vào ngày 3/12, ông Pompeo đã gặp gỡ các đại diện của một số đoàn thể bị ĐCSTQ đàn áp nghiêm trọng, bao gồm đại diện của Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Kazakhstan, Pháp Luân Công và Hong Kong.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 16/10 để trả lời về các vấn đề Pháp Luân Công và tuyên bố rằng không có hành vi vi phạm nhân quyền nào khủng khiếp hơn hành vi mổ cướp nội tạng. Ông nói: "Chúng tôi liên tục nhận được báo cáo và chúng tôi cũng đã tiến hành các cuộc điều tra thực tế về các cáo buộc. Tôi cũng khuyến khích bất kỳ ai nắm rõ thông tin này (ĐCSTQ mổ cướp nội tạng) hãy liên hệ với chúng tôi".
Xem thêm: Tiết lộ nội tình kế hoạch ám sát "114" bị thất bại của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng
Vào đầu tháng 10 năm nay, Nghị sĩ Canada James Bezan đã đại diện cho hơn 1.800 người Canada thỉnh nguyện tại Quốc hội, thúc giục chính phủ Canada khởi động "Đạo luật về trách nhiệm nhân quyền Magnitsky toàn cầu", để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 14 quan chức cấp cao của ĐCSTQ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, tham gia vào việc khởi xướng và bức hại Pháp Luân Công. Ông Bezan đã chỉ ra trong một cuộc họp video của Quốc hội rằng, Pháp Luân Công từ lâu đã bị ĐCSTQ bức hại nhân quyền. "Theo những gì chúng tôi biết, Pháp Luân Công rất ôn hòa, kỷ luật tự giác và tuân theo các giá trị phổ quát 'Chân - Thiện - Nhẫn' ".
Vào ngày 20/7 năm nay, tròn 21 năm ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab cho biết: “Chúng tôi vô cùng lo ngại về cuộc bức hại người Cơ đốc giáo, người Hồi giáo, Phật tử và các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc chỉ vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ”. Ông nói rằng chính phủ Anh rất lo ngại về hành vi đàn áp tín ngưỡng này và thách thức hiện nay là xác định được bằng chứng và người chịu trách nhiệm cụ thể.
Ông Benedict Rogers, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền thuộc Đảng Bảo thủ Anh, cho biết: "Pháp Luân Công đã phải chịu sự đàn áp khủng khiếp. Điều này bao gồm hàng nghìn vạn người bị bắt và tra tấn trong tù. Tất nhiên, điều khủng khiếp nhất trong số đó là nội tạng của họ bị cưỡng chế thu hoạch".
Ông Howard Lee Hon-ting (Lợi Hãn Đình), một thành viên của Hiệp hội Dân chủ và Dân sinh Hong Kong (ADPL), cho biết: “Chúng tôi thấy Pháp Luân Công vẫn đứng vững. Người Hong Kong chúng tôi phải lấy họ làm gương, họ đã chiến đấu trong một thời gian dài mà không sợ hãi”.
VIDEO: GIANG TRẠCH DÂN VÀ CUỘC THẢM SÁT ĐẪM MÁU
Đông Phương
Đăng theo NTDVN