2021: Trung Quốc đối mặt 7 nguy cơ, chuẩn bị chiến tranh nhưng lại lo năng lực chiến đấu thấp

2021: Trung Quốc đối mặt 7 nguy cơ, chuẩn bị chiến tranh nhưng lại lo năng lực chiến đấu thấp

2021: Trung Quốc đối mặt 7 nguy cơ, chuẩn bị chiến tranh nhưng lại lo năng lực chiến đấu thấp

2021: Trung Quốc đối mặt 7 nguy cơ, chuẩn bị chiến tranh nhưng lại lo năng lực chiến đấu thấp

2021: Trung Quốc đối mặt 7 nguy cơ, chuẩn bị chiến tranh nhưng lại lo năng lực chiến đấu thấp
2021: Trung Quốc đối mặt 7 nguy cơ, chuẩn bị chiến tranh nhưng lại lo năng lực chiến đấu thấp
Thứ sáu, 10-01-2025 03:06, (GMT+07:00)
2021: Trung Quốc đối mặt 7 nguy cơ, chuẩn bị chiến tranh nhưng lại lo năng lực chiến đấu thấp
11-12-2020 14:42

Chủ tịch ĐCSTQ Tập Cận Bình (ảnh: Shutterstock).

Trong bối cảnh nóng hầm hập của cuộc bầu cử Hoa Kỳ, thì Trung Quốc nhìn bề ngoài có vẻ im ắng, tuy nhiên đó chỉ là vẻ bề ngoài, có ít nhất 7 nguy cơ hoặc khủng hoảng tiềm ẩn có khả năng xảy ra ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ cuối năm nay đến cuối năm sau.

Nhà bình luận thời sự Đường Hạo đã có bài viết trên Epoch Times với những ý chính như sau:

Nguy cơ thứ 1: Dịch bệnh bùng phát trở lại, vắc-xin chưa có hiệu quả

Trong bối cảnh ĐCSTQ đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để che đậy sự thật, che giấu dịch bệnh, và thậm chí gây áp lực và bắt giữ những người thổi còi đầu tiên, các phương tiện truyền thông bao gồm CNN và AP ở Mỹ đã thu được các tài liệu nội bộ bí mật từ ĐCSTQ trong vài ngày qua, xác nhận rằng ĐCSTQ đã thực sự ra lệnh che giấu dịch bệnh và xử lý dịch bệnh không đúng cách; ngay cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cũng bị nghi ngờ thông đồng với ba công ty Thượng Hải bán bộ xét nghiệm kém chất lượng, làm chậm trễ việc quản lý dịch.

Dịch bệnh ở Trung Quốc dù được chính phủ che đậy và “dọn đường” thế nào, thì hiện nay nó đã bắt đầu quay trở lại. Kể từ cuối tháng 10, dịch bệnh đã lan rộng khắp Trung Quốc, bao gồm Thiên Tân, Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Bắc, Nội Mông và những nơi khác. Dịch mới nhất hiện đã xuất hiện ở Thành Đô, Tứ Xuyên, và đây là một trường hợp tại địa phương chứ không phải từ nước ngoài về.

Điều đáng lo ngại hơn là, mặc dù ĐCSTQ tuyên bố đã phát triển được vắc-xin, nhưng gần đây có thông tin rằng 47 công nhân Trung Quốc đã mắc viêm phổi Vũ Hán ở Uganda, châu Phi, và những công nhân này có khả năng đã được tiêm vắc-xin Trung Quốc trước khi rời khỏi đất nước.

Đó là vì kể từ tháng 6 năm nay, ĐCSTQ đã yêu cầu những người ra nước ngoài phải tiêm phòng, hiện tại đã có 56.000 người rời Trung Quốc đã được tiêm phòng. Vì vậy, tất cả 47 công nhân này có thể đã được tiêm phòng, nhưng họ vẫn nhiễm virus.

Nói cách khác, vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc có hiệu quả không tốt trong ngăn chặn dịch bệnh, hoặc thậm chí không hiệu quả. Do đó, ngay cả khi người Trung Quốc ở nhà, không ra nước ngoài, đã tiêm phòng thì chưa chắc đã có đủ tác dụng phòng dịch.

Tại sao vắc-xin không hiệu quả? Điều này có thể liên quan đến hai lý do: Thứ nhất, ĐCSTQ đã vội vàng phát động “cuộc thi vắc-xin” với cộng đồng quốc tế một cách khẩn cấp. Kết quả của việc sản xuất vắc xin nhanh chóng là chất lượng kém. Hãy xem những bộ xét nghiệm sản xuất tại Trung Quốc, chúng đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì độ chính xác thấp và bị yêu cầu trả lại.

Nguyên nhân thứ hai là virus đột biến quá nhanh, có thể khiến vắc-xin không thể kiềm chế virus mới đột biến. Một loại virus viêm phổi đột biến nhiễm từ chồn gần đây đã xuất hiện ở Đan Mạch, và Đan Mạch cũng đã tiêu hủy 17 triệu con chồn. Thủ tướng Đan Mạch đã cảnh báo rằng sự đột biến của virus có thể “gây rủi ro cho hiệu quả của vắc-xin”.

Do đó, tôi tin rằng sự bùng phát trở lại của dịch có thể là nguy cơ quốc gia lớn nhất của Trung Quốc từ cuối năm nay đến mùa hè năm sau. Mong bạn bè từ khắp Trung Quốc, đừng bất cẩn.

Nguy cơ thứ 2: Thiếu lương thực và giá thực phẩm tăng

Vào đầu năm nay, Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và công việc canh tác mùa xuân bị đình chỉ khi lũ lụt dài hạn xảy ra ở trung và hạ lưu sông Dương Tử vào mùa hè. Lũ lụt và thời tiết khắc nghiệt ở các mức độ khác nhau cũng xảy ra ở các vùng khác của đất nước, cùng với đó là sự tàn phá của đội quân côn trùng và cào cào vào mùa thu. Năm nay, một thực tế không thể chối cãi là sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc đã giảm mạnh. Ngoại giới ước tính rằng sản lượng ngũ cốc TQ năm nay sẽ giảm ít nhất 30%.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã nhiều lần tuyên bố rằng “thu hoạch ngũ cốc ổn định” và “nguồn dự trữ ngũ cốc dồi dào” đã tạo ra một “tình hình tốt” đối với thế giới bên ngoài. Nhưng thật đáng xấu hổ là giá lương thực ở nhiều vùng của Trung Quốc đã tăng lên, thậm chí nguồn cung ngũ cốc vẫn thiếu hụt và các quan chức ĐCSTQ phải âm thầm nhập khẩu ngũ cốc từ Myanmar.

Không chỉ vậy, gần đây ĐCSTQ đã mua thực phẩm trên quy mô lớn trong cộng đồng quốc tế, giống như nạn ‘mua cướp’ khẩu trang trong cộng đồng quốc tế khi mới bùng phát, nó cũng có thể đẩy giá lương thực quốc tế lên cao trong năm tới. Thậm chí, ĐCSTQ đã phải nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, nước gần đây có mối quan hệ không tốt đẹp, lần đầu tiên sau 30 năm.

Điều đó có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là đừng tin những gì ĐCSTQ nói, mà nhìn vào những gì nó thực sự làm. ĐCSTQ nói về một vụ mùa bội thu, nhưng bí mật đổ xô đi mua lương thực quốc tế, rõ ràng là do Trung Quốc thiếu lương thực, khủng hoảng thiếu lương thực và giá lương thực tăng vọt. Do đó, tình trạng thiếu lương thực, giá lương thực tăng và lạm phát sẽ là một cuộc khủng hoảng quan trọng khác trong năm mới.

Nguy cơ thứ 3: Giảm nghèo giả tạo và làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội

Năm nay là năm kết thúc điều mà lãnh đạo ĐCSTQ gọi là “xây dựng một xã hội thịnh vượng toàn diện” và “chiến thắng toàn diện cuộc chiến chống đói nghèo”. Tuy nhiên, năm nay, do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, lũ lụt và các yếu tố khác, nền kinh tế quốc gia và việc làm của Trung Quốc đã bị thất bại nghiêm trọng. Thật bất ngờ, vào cuối tháng 11, ĐCSTQ vẫn tuyên bố “thoát nghèo thành công” cấp quốc gia và tuyên bố rằng tất cả 832 quận nghèo khó trên toàn quốc đã được “xóa sổ” (?!)

Tất nhiên, giống như tôi, bạn biết rằng “thoát nghèo” của ĐCSTQ cũng giống như thể “xóa bỏ” dịch bệnh. Đó là một thứ “xóa bỏ về chính trị”, một tuyên truyền chính trị đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo trung ương, và là một trò lừa đảo chính trị từ trên xuống dưới. Cả các nhà kinh tế Trung Quốc cũng nhảy ra chỉ trích, cho rằng thuật ngữ “thoát nghèo” là một quan niệm sai lầm.

Ngay cả Lý Khắc Cường cũng nói ra sự thật, hiện tại, 600 triệu người dân Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 nhân dân tệ, thậm chí họ còn gặp khó khăn khi thuê nhà. Tuy nhiên, vì Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã nhấn mạnh mục tiêu “thoát nghèo toàn diện” trong năm nay, nên thượng hành hạ hiệu, các chính quyền địa phương cũng đồng ca tuyên bố “toàn tỉnh thoát nghèo thành công” để hưởng ứng trung ương. Thoát nghèo biến thành một loại vận động chính trị, một  cuộc “bần cùng đại cách mạng” hư giả.

Tuy nhiên, khẩu hiệu thoát nghèo này không thực sự cải thiện năng lực sống và kinh tế của người nghèo. Ngược lại, nó còn có thể khiến chính quyền trung ương giảm trợ cấp hỗ trợ người nghèo ở nhiều nơi. Sau khi những người nghèo này “được thoát nghèo”, họ không thể lấy trợ cấp từ chính phủ. Trợ cấp ít ỏi khiến cuộc sống khó khăn hơn.

Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở Trung Quốc hiện nay vẫn rất cao, theo tính toán của nhà kinh tế Lý Tấn Lôi, dân số thất nghiệp của Trung Quốc có thể vượt quá 70 triệu người, và tỷ lệ thất nghiệp thực tế vào khoảng 20,5%. Tất nhiên, đây chỉ là một ước tính thận trọng. Ngoài ra, chỉ 1/4 trong số 8,47 triệu sinh viên đại học tốt nghiệp năm nay tìm được việc làm, do đó tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ cao hơn.

Khi đó bạn biết rằng thất nghiệp có nghĩa là mất thu nhập, mất thu nhập sẽ dẫn đến mất khả năng tiêu dùng và khả năng thanh toán các khoản vay và nợ. Do đó, nếu tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng, nhiều người sẽ không có tiền để sống một cuộc sống bình thường, không còn tiền để tiêu dùng và mua sắm. Cái gọi là “Tuần hoàn lớn trong nước” và “Lưỡng tuần hoàn” của lãnh đạo ĐCSTQ về căn bản sẽ là không tuần hoàn chút nào, phải không? 

Nếu tuần hoàn kinh tế thất bại, nhiều ngành sẽ không thể duy trì sản xuất, nhiều công ty sẽ đóng cửa hoặc sa thải, và sẽ kéo theo nhiều thất nghiệp hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn và khiến nền kinh tế Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn.

Trên thực tế, bản thân ĐCSTQ cũng biết rõ điều đó. Vào ngày 24/11, khi ông Tập Cận Bình tham dự Hội nghị tuyên dương người lao động kiểu mẫu toàn quốc, ông một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “ổn định việc làm”. Ông cho rằng “ổn định việc làm cần được đặt ở vị trí nổi bật hơn và mức thu nhập của người lao động cần được cải thiện liên tục”.

Tuy nhiên, ĐCSTQ muốn “ổn định công ăn việc làm” nhưng đã không ổn định được, nay lại phát động chiến dịch chính trị “thoát nghèo”, không những không giải quyết được vấn đề đói nghèo, thất nghiệp mà còn có thể khiến người nghèo ngày càng nghèo và thất nghiệp ngày càng nhiều.

Nguy cơ 4: Các khoản nợ khổng lồ gây ra cơn bão vỡ nợ

Chúng tôi vừa đề cập rằng thất nghiệp sẽ khiến người dân mất khả năng tiêu dùng và trả nợ, doanh nghiệp cũng vậy. Khi hoạt động của một công ty kém và doanh thu không tốt, công ty cũng sẽ mất khả năng trả nợ và vỡ nợ, không trả được, phải tái tổ chức hoặc thậm chí phá sản.

Trên thực tế, từ đầu năm ngoái, cơn bão nợ của các công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục lên cơn sốt. Nó lây lan và lây nhiễm nhanh chóng như một căn bệnh truyền nhiễm. Nhưng điều tồi tệ nhất là những công ty vỡ nợ trước đây phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, nhưng nửa cuối năm nay, những công ty vỡ nợ lại là những doanh nghiệp nhà nước có quy mô, tên tuổi lớn.

Các doanh nghiệp nhà nước nổi tiếng, bao gồm Tsinghua Unigroup, Brilliance Automobile, Yongcheng Coal and Power… đều đã vỡ nợ trong hai tháng qua. Điều đó có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là chính quyền địa phương có thể không còn tiền để tiếp tục bơm vốn vào các doanh nghiệp nhà nước này. Bạn có thể tò mò, có những nhân vật chính phủ đứng sau những doanh nghiệp nhà nước này làm hậu thuẫn cho họ, vậy tại sao họ lại không có tiền? Tại sao không vay tiền ngân hàng?

Điều này cho tôi thấy, có nghĩa là các ngân hàng nhận thấy nợ của các công ty này đã quá nghiêm trọng, không có khả năng trả nợ trong tương lai nên bản thân các ngân hàng không muốn bị kéo xuống cùng và không muốn cho vay tiền. Một nguyên nhân nữa là do một số ngân hàng đã chi quá tay, không thu được tiền về khiến nợ xấu tăng, bản thân ngân hàng cũng lâm vào khủng hoảng nợ.

Và tệ hơn, các ngân hàng đầu tư nước ngoài dự đoán rằng làn sóng vỡ nợ của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc sẽ còn tiếp tục và tăng cao trong năm tới. Vì vậy, cơn bão nợ này của Trung Quốc không chỉ bao trùm người dân bình thường, doanh nghiệp tư nhân và chính quyền địa phương, mà sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi bao phủ của các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và thậm chí cả chính quyền trung ương. Điều này sẽ gây rủi ro và thử thách rất lớn cho nền kinh tế Trung Quốc trong năm tới.

Nguy cơ thứ 5: Bất động sản suy thoái gây ra khủng hoảng tài chính

Ngành bất động sản Trung Quốc đang có sự phát triển phân cực trong những năm gần đây. Mặc dù giá nhà đất tiếp tục tăng ở các thành phố hạng nhất như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, thì giá bất động sản ở nhiều khu vực vẫn tiếp tục giảm. Đặc biệt là trong hai năm qua, nền kinh tế kém cỏi của Trung Quốc, việc di dời các doanh nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đã khiến nhiều người không thể mua nhà dễ dàng, hoặc đơn giản là không có tiền để mua nhà.

Kết quả là từ tháng 1 đến ngày 10 năm nay, có tới 453 công ty bất động sản phá sản ở Trung Quốc, trung bình mỗi ngày có 1,5 công ty tuyên bố phá sản và thanh lý. Hiện tượng này phản ánh rằng, ngoại trừ các thành phố hạng nhất, sự bùng nổ bất động sản nhìn chung không mấy lạc quan, và dấu hiệu bong bóng giá nhà đất đã bắt đầu xuất hiện.

Ngay cả công ty phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc Evergrande Real Estate, vì vấn đề nợ nần nghiêm trọng, vào cuối tháng 9, có thông tin cho rằng Evergrande phải tổ chức lại với doanh nghiệp nhà nước “Deep Real Estate” từ Chính quyền tỉnh Quảng Đông. Hơn nữa, Evergrande còn đưa ra chương trình khuyến mãi giá rẻ “giảm 30%” giá nhà đất, nhiều chủ đầu tư lớn cũng tung ra các chương trình khuyến mãi tương tự, điều này cho thấy các doanh nghiệp bất động sản còn quá nhiều tồn kho, doanh số kém nên buộc phải giảm giá, bán tháo, cố gắng rút tiền mặt.

Do đó, nếu kinh tế, việc làm không được cải thiện, người dân không đủ tiền mua nhà thì không những giá nhà mất hỗ trợ, tiếp tục giảm mà có thể khiến nhiều người phải bán nhà hoặc đơn giản là không trả được nợ thế chấp, đành để ngân hàng lấy nhà để siết nợ.

Khi đó, nhiều khu vực của Trung Quốc có thể xảy ra nhiều vụ bán tháo nhà ở, giá nhà đất giảm mạnh, quỹ của các công ty bất động sản đổ vỡ do mất kết nối sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính tương tự như cơn sóng thần tài chính năm 2008 của Mỹ.

Nguy cơ 6: Mỹ điều tra sự can thiệp của ĐCSTQ vào bầu cử Mỹ

Bạn cũng có thể thấy rằng Mỹ gần đây đã đưa ra các hành động mới hầu như mỗi ngày để trừng phạt ĐCSTQ, hoặc cắt đứt quan hệ giữa Mỹ và ĐCSTQ, có nghĩa là tiếp tục mở rộng sự tách biệt Mỹ – Trung. Ví dụ: Mỹ hạn chế thị thực của những người tham gia vào mặt trận thống nhất của ĐCSTQ, hạn chế thị thực của các thành viên ĐCSTQ và gia đình của họ, và trừng phạt 14 lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ.

Tất nhiên, động cơ đằng sau các lệnh trừng phạt và các biện pháp tách rời này cũng bao gồm việc bảo vệ nhân quyền và các biện pháp trừng phạt chống lại cuộc xâm lược Hồng Kông của ĐCSTQ… Tuy nhiên gần đây, Mỹ đã tăng tốc những hành động bất thường chống lại ĐCSTQ, mà một trong những lý do chính có thể là phản công lại sự can thiệp của ĐCSTQ vào cuộc bầu cử Mỹ. 

Luật sư Powell gần đây đã công khai chỉ ra rằng đằng sau Dominion, có nhiều thế lực nước ngoài tham gia, bao gồm cả ĐCSTQ. Bà Powell nói ngày 14/11: “Nó [Dominion] được tài trợ bởi Venezuela và Cuba. ĐCSTQ cũng đã đóng một vai trò trong đó, vì vậy nếu bạn muốn nói sự can thiệp của nước ngoài vào các cuộc bầu cử là gì, thì nó đang ở trước mắt chúng ta”.

Patrick Byrne, một doanh nhân nổi tiếng, đồng thời cũng là một phóng viên điều tra, cũng phát hiện ra rằng ĐCSTQ bị nghi ngờ sử dụng một loại virus có tên “QSnatch” để xâm nhập vào máy bỏ phiếu Dominion để chuyển đổi phiếu bầu. Bản cáo trạng của Powell cũng cáo buộc rằng máy kiểm phiếu của Dominion đã bị xâm nhập bởi các đặc vụ của ĐCSTQ và Iran.

Và theo lời khai đã tuyên thệ của một cựu nhà phân tích tình báo điện tử từ Tiểu đoàn tình báo quân sự 305 của Lục quân, ông đã làm chứng rằng Dominion đã bán nhiều bằng sáng chế của công ty cho Trung Quốc vào năm 2019.

Nói một cách đơn giản, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ĐCSTQ có khả năng can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ từ sau hậu trường, vẫn có  rất nhiều bằng chứng liên quan, vì vậy chúng tôi sẽ không liệt kê từng cái một. Do đó, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh trong “bài phát biểu quan trọng nhất” của mình vài ngày trước rằng “không ai hả hê hơn Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Do đó, chính quyền Trump có thể sẽ từng bước leo thang các cuộc phản công và trừng phạt đối với ĐCSTQ khi bằng chứng từng bước được tiết lộ. Nếu TT Trump thực sự đảo ngược tình thế, tái đắc cử thành công và có bằng chứng chết người về sự can thiệp của ĐCSTQ trong cuộc bầu cử Mỹ, thì có thể hình dung rằng nước Mỹ chắc chắn sẽ phát động một cuộc bao vây, chia cắt và phản công cứng rắn hơn nhằm vào ĐCSTQ. Nền kinh tế và sinh kế của người dân Trung Quốc sẽ có thể vì đó mà bị liên lụy bởi ĐCSTQ.

Nói một cách khác, ngay cả nếu Biden thượng đài, thì trong bối cảnh chính quyền Trump đã đặt ra rất nhiều “quỹ đạo tách rời quan hệ” giữa Mỹ và Trung Quốc, và cả hai đảng ở Mỹ hiện đang khá chán ghét ĐCSTQ, rất khó để Biden có thể nới lỏng quá nhiều với ĐCSTQ trong ngắn hạn, nên dù thế nào, ông ta phải duy trì một số biện pháp cứng rắn để xoa dịu dư luận và Quốc hội.

Nguy cơ 7: Tập kêu gào chuẩn bị cho xung đột quân sự hoặc quốc tế

Xung đột quân sự thực sự là vấn đề quốc tế đáng lo ngại nhất đối với ĐCSTQ. Do đó, Tập Cận Bình gần đây đã nhấn mạnh sự cần thiết phải chuẩn bị cho chiến tranh và “nâng cao toàn diện trình độ huấn luyện và khả năng chiến thắng”. Xin lưu ý rằng Tập Cận Bình đã nói “khả năng chiến thắng”. Nói cách khác, Tập Cận Bình biết rằng mặc dù quân đội của ĐCSTQ hiện tại được trang bị không ít, nhưng khả năng thực chiến thì không rõ.

Vậy, ai có thể là đối thủ quân sự của ĐCSTQ? Hiện tại, Ấn Độ đang có xích mích quân sự trực tiếp với ĐCSTQ, và Mỹ có khả năng là kẻ thù mạnh trong các cuộc tranh giành quân sự với ĐCSTQ ở Biển Hoa Đông, Biển Đông và eo biển Đài Loan, và đây là đối thủ mạnh nhất. Vì vậy, ĐCSTQ lo ngại nhất là sự hùng mạnh của quân đội Mỹ.

Liệu Mỹ có thực sự giao hỏa với ĐCSTQ? Khả năng này đang dần tăng lên. Trước hết, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán năm nay đã gây ra một số lượng lớn người chết và bị thương ở Mỹ, điều này khiến Trump rất bất mãn; Trong lúc đó, ĐCSTQ đã đưa ra một chỉ trích “theo kiểu Cách mạng Văn hóa” đối với Pompeo và các quan chức khác, khiến Tòa Bạch Ốc càng bất bình và muốn dạy cho ĐCSTQ một bài học, nên đã triển khai một lực lượng mạnh mẽ ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, và đợi ĐCSTQ bắn phát súng đầu tiên để phản công tiêu diệt.

ĐCSTQ cũng nhận thấy không ổn, hô hào tất cả các bên “đừng bắn phát súng đầu tiên”. Hành vi khiêu khích quân sự của ĐCSTQ cũng bớt tồi tệ, khiến Mỹ không có lý do để dạy cho nó bài học. Tuy nhiên, lần này sự tham gia của ĐCSTQ vào cuộc bầu cử ở Mỹ tương đương với việc liên kết những người cực tả Mỹ phạm tội phản quốc và lật đổ Hoa Kỳ.

Do đó, một khi Trump công bố bằng chứng rõ ràng về sự can thiệp của ĐCSTQ vào bầu cử Mỹ, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khởi động nhiều cuộc phản công hơn chống lại ĐCSTQ, và không thể loại trừ các lựa chọn quân sự.

Đặc biệt, Hải quân Mỹ gần đây đã tuyên bố tái thiết Hạm đội 1 và dự kiến ​​sẽ đóng quân tại Singapore để tăng cường phòng thủ cho Ấn Độ và Nam Á. Điều này tương đương với việc hợp lực với Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan và các đồng minh khác để bao vây và chống lại sự bành trướng trên biển của ĐCSTQ.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một tweet vào ngày 4/12, nhân danh Pompeo nói rằng “NATO là một trụ cột không thể thiếu trong an ninh quốc gia của Hoa Kỳ”, và cũng nhấn mạnh Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, rằng “tấn công bất kỳ quốc gia thành viên nào là tấn công vào tất cả các thành viên”, có nghĩa là các nước thành viên khác cũng sẽ đáp trả.

Động thái này khá thú vị và người ta không thể không nghĩ, phải chăng chính quyền Trump đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự có giới hạn với ĐCSTQ? Một khi nước Mỹ bị tấn công, các quốc gia thành viên NATO khác sẽ coi là bị tấn công và phải tham chiến để bao vây và tiêu diệt ĐCSTQ? Điều này rất đáng được chú ý theo dõi.

Do đó, mặc dù Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa chính thức có xích mích quân sự hoặc trao đổi hỏa lực, nhưng nếu ĐCSTQ thực sự được xác nhận là có liên quan đến cuộc bầu cử của Mỹ, thì ĐCSTQ tương đương với việc lật đổ và xâm lược Hoa Kỳ một cách ác ý. Vậy thì không thể loại trừ Trump sử dụng nhiều tùy chọn khả thi khác nhau để đối phó với cuộc xâm lược ác ý của ĐCSTQ.

Theo ĐKN

 
 
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP