Truyền thông ĐCSTQ cố tình đưa tin sai lệch về vụ án mạng tại Bình Dương

Truyền thông ĐCSTQ cố tình đưa tin sai lệch về vụ án mạng tại Bình Dương

Truyền thông ĐCSTQ cố tình đưa tin sai lệch về vụ án mạng tại Bình Dương

Truyền thông ĐCSTQ cố tình đưa tin sai lệch về vụ án mạng tại Bình Dương

Truyền thông ĐCSTQ cố tình đưa tin sai lệch về vụ án mạng tại Bình Dương
Truyền thông ĐCSTQ cố tình đưa tin sai lệch về vụ án mạng tại Bình Dương
Thứ sáu, 27-12-2024 08:19, (GMT+07:00)
Truyền thông ĐCSTQ cố tình đưa tin sai lệch về vụ án mạng tại Bình Dương

Truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) một lần nữa sử dụng thủ pháp quen thuộc thường dùng, cố tình đưa tin sai lệch về vụ án mạng giết người đổ bê tông ở Bình Dương để bôi nhọ, vu khống Pháp Luân Công nhằm hợp thức hóa cho cuộc đàn áp môn tu luyện này tại Trung Quốc.

Trong nửa đầu tháng Bảy, các kênh truyền thông của ĐCSTQ như Hoàn Cầu thời báo, QQ News, Sina Weibo… đồng loạt đưa tin về vụ án mạng tại Bình Dương, liên tục khẳng định các phạm nhân là người tập Pháp Luân Công bất chấp thực tế trong biên bản lời khai ngay từ thời điểm bị bắt (tháng 5/2019) và lời khai trực tiếp tại phiên tòa sơ thẩm (25/6), các bị cáo nhiều lần khẳng định họ không tập Pháp Luân Công, mà tập theo cách thức tự nghĩ ra.

Bài báo đưa tin sai lệch về vụ án mạng tại Bình Dương nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công trên trang Sina ngày 12/7 (Ảnh: chụp màn hình website Sina)

Ông Nguyễn Xuân Chiến, luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Thị Thiên Hà cho biết:

“Sau khi tiếp xúc với hồ sơ vụ án thì tôi thấy rằng ngay khi bị bắt là khoảng 18 – 19/5 thì Thiên Hà và các bị can (lúc đó gọi là bị can) đều khẳng định rằng họ không tu luyện Pháp Luân Công nữa mà ‘tu’ theo phương pháp của họ. Tôi không hiểu tại sao một số cơ quan truyền thông lại nói việc này có liên quan đến Pháp Luân Công? Qua những lần gặp, đọc hồ sơ vụ án và qua phiên tòa, Thiên Hà cũng như tất cả các bị cáo đều khẳng định là họ không còn tu luyện theo Pháp Luân Công từ khoảng tháng 6/2018, và họ tập theo một phương pháp của họ gọi là ‘khảo nghiệm đức tin’.”

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 25/6, cả 4 bị cáo đều khai không tu Pháp Luân Công, khẳng định “tu luyện” theo một phương pháp do Hà tự nghĩ ra.

Video phỏng vấn luật sư Nguyễn Xuân Chiến và lời khai của bị cáo Phạm Thị Thiên Hà tại tòa:

Theo lời khai do Phạm Thị Thiên Hà viết trong biên bản hỏi cung ngày 13/11/2019:

“Tôi tiếp xúc và tập luyện Pháp Luân Công từ năm 2016. Quá trình tập luyện tôi có tiếp xúc với một số học viên Pháp Luân Công. Bên cạnh việc tập luyện Pháp Luân Công tôi còn nghiên cứu nhiều tài liệu khác, nhiều môn tôn giáo khác và tự định ra cho mình một hướng đi mới. Không theo Pháp Luân Công nữa nên tôi đã liên lạc và mời một số người đi theo tôi ‘tu luyện’ để cùng nhau cố gắng đạt được kết quả là khai mở được tất cả tiềm năng của con người.”

Trong biên bản hỏi cung của Nguyễn Ngọc Tâm Huyên ngày 01/12/2019 tại trại giam CA tỉnh Bình Dương cũng có nội dung tương tự:

“Hà nghiên cứu rất nhiều tài liệu kể cả những tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Phật giáo…, những tài liệu nào hay thì Hà chia sẻ cho mọi người cùng đọc, nghiên cứu; Hà còn đề ra một số phương pháp ‘tu luyện’ như tẩy tịnh, tịch cốc, hút thuốc, uống rượu… Do mọi người rất tin tưởng Hà nên đã thực hiện theo ý của Hà.”

Trong bản tự khai ngày 30/5/2019, Lê Ngọc Phương Thảo cho biết rõ hơn:

“Tôi đã từng đọc sách Chuyển Pháp Luân, Kinh văn (chưa đọc hết), Phong thần diễn nghĩa, sách Cựu ước và Tân ước (kinh Thánh), xem phim Tân Tam Quốc, phim về Chúa Giêsu, phim Cuộc đời của pi, Xác ước ai cập 1, 2 và 1 số bộ phim khác…, phim Harry Potter, đó là thời điểm gần đây, mục đích của tôi là để học hỏi ý nghĩa trong các sách và phim để chỉnh sửa lại cách sống của mình thông qua các bộ phim và sách đọc. Tóm lại là tôi không theo 1 tôn giáo nào. Việc người ta nghĩ tôi theo Pháp Luân Công là không chính xác, vì tôi chỉ đi theo Hoàng (Thiên Hà) và các bạn của tôi là để sống tốt hơn.”

Bản tự khai ngày 30/5/2019, Lê Ngọc Phương Thảo. (Nguồn: CSĐT Công an tỉnh Bình Dương)

Từ biên bản lời khai của các phạm nhân trong vụ án này cho thấy, ngay từ khi mới bị bắt giữ vào tháng 5/2019, tất cả các nghi phạm đều khai rõ họ không tu luyện Pháp Luân Công mà luyện tập theo phương pháp riêng tự nghĩ ra. Tuy vậy, theo thống kê sơ bộ, từ ngày 15/5/2019 (ngày 2 thi thể bị phát hiện, truyền thông đưa tin) đến sáng ngày 24/5/2019, trong nước có tổng cộng 307 tin, bài chứa từ khóa “thi thể” “xác chết” “bê tông”. Từ ngày 18/5/2019 bắt đầu xuất hiện thêm từ khóa “Pháp Luân Công”, “giáo phái lạ”. Cụ thể, từ ngày 18/5/2019 đến sáng ngày 24/5/2019, tổng cộng 241 tin, bài từ khóa “thi thể” “xác chết” “bê tông” “Pháp Luân Công”; 242 tin bài chứa từ khóa “thi thể” “xác chết” “bê tông” “giáo phái lạ”. Bình quân 30~34 tin, bài về vụ án được xuất bản mỗi ngày (1,2~1,4 tin, bài mỗi giờ), trong đó, vụ án được gắn liền với cụm từ “Pháp Luân Công”, “giáo phái lạ”.

Hơn một năm kể từ khi vụ án được phát hiện, trong lần đưa tin gần đây về phiên tòa xét xử, nhiều báo lớn trong nước đã không còn gắn Pháp Luân Công và vụ án Bình Dương nữa. Nhất là khi các bị cáo trực tiếp khai rõ tại tòa về chi tiết này thì chỉ còn một số kênh truyền thông nhỏ ‘có lý do riêng’ là vẫn cố cưỡng ép liên kết hai vấn đề này với nhau. Tuy vậy, truyền thông của ĐCSTQ cố tình lợi dụng vụ án mạng này tại Việt Nam, đưa tin sai lệch nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công, làm cho người dân Trung Quốc hiểu sai về Pháp Luân Công.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên ĐCSTQ sử dụng thủ pháp nói dối trắng trợn này để ‘ma quỷ hóa’ Pháp Luân Công. Trước đây, ĐCSTQ đã cố gắng dàn dựng một vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23/1/2001 nhằm kích động lòng thù hận của người dân Trung Quốc đối với Pháp Luân Công. Tâm điểm của vụ tự thiêu là hình ảnh gây sốc: một người mẹ nổi lửa thiêu con mình. Vụ tự thiêu giả này sau đó được phát đi phát lại và bình luận trong suốt khung giờ chính trên kênh Truyền hình Trung ương Trung Quốc và các kênh truyền thông khác ở Trung Quốc, được lồng vào các chiến dịch tuyên truyền, và được phổ biến rộng rãi ra thế giới. Các kênh truyền thông quốc tế của Trung Quốc vào cuộc, sau đó là các kênh truyền thông thế giới liên tiếp đăng lại thông tin từ Trung Quốc.

Tuy vậy, màn lừa đảo này đã bị lật tẩy bên ngoài Trung Quốc, khi các kênh truyền thông thế giới chỉ ra rất nhiều điểm đáng ngờ ngay trong những thước phim mà ĐCSTQ phát đi. Ví dụ như sau khi quay chậm thước phim, người ta mới nhận ra rằng một trong số những người tự thiêu (người mẹ nổi lửa thiêu con) đã bị chính một viên cảnh sát khuất trong đám khói đánh chết; hay những thước phim “mang đậm chất điện ảnh” mà ĐCSTQ nói rằng đã tịch thu của BBC bị đài này phủ nhận; v.v.. Tổng cộng có hàng chục bằng chứng cho thấy vụ tự thiêu này là giả mạo. Bộ phim tài liệu False Fire (Lửa giả) về vụ tự thiêu Thiên An Môn sau đó đã được quốc tế đón nhận, trực tiếp chỉ ra những chi tiết lừa đảo trong sự kiện này. (Xem thêm chi tiết và video về một số chi tiết dàn dựng trong vụ việc này: Tự thiêu giả ở Thiên An Môn: Vết nhơ không cách nào xóa được của ĐCSTQ)

Theo cổng thông tin của Pháp Luân Công – trang Minh Huệ Net, Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia, do ông Lý Hồng Chí sáng lập.

Nguyên tác của Pháp Luân Công là cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, có nội dung dạy con người đề cao tâm tính theo chân, thiện, nhẫn. Các sách của Pháp Luân Công đã được dịch thành 38 ngôn ngữ, được xuất bản và lưu truyền trên thế giới.

Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Mỹ hôm thứ Ba (28/4/2020) đã công bố báo cáo thường niên “Báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế” năm 2020, Trung Quốc tiếp tục bị liệt vào nước cần chú ý đặc biệt. Báo cáo chỉ ra, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục thu hoạch tạng của người tập Pháp Luân Công trên quy mô lớn.

Tuyết Mai - Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP