Theo Sound of Hope, trong cuộc họp lần thứ ba của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2020, “Chiến dịch Jubilee” (Jubilee Campaign) đã tổ chức một sự kiện bên lề để phơi bày sự thật về việc trẻ em Trung Quốc bị đàn áp vì tín ngưỡng tôn giáo.
Điều này cho thấy ĐCSTQ đã hoàn toàn không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Công ước về Quyền trẻ em. Ở Trung Quốc, tất cả các tín ngưỡng tôn giáo đều bị đàn áp bởi ĐCSTQ, và nỗi thống khổ của trẻ em còn nặng nề hơn gấp mười lần nhưng lại ít được biết đến.
Tờ The Daily Signal ngày 15/12 đã đăng một bài báo cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định Trung Quốc là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vào ngày 7/12, vì ĐCSTQ đã vi phạm một cách có hệ thống và liên tục đối với quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân Trung Quốc.
Bài báo cho biết ĐCSTQ đã đàn áp các nhóm tôn giáo và giam giữ người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung ở Tân Cương. Bắt và giam giữ các học viên Pháp Luân Công, mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Phá hủy các nhà thờ, bắt giữ và đe dọa các thành viên nhà thờ tư gia.
ĐCSTQ tách con cái khỏi cha mẹ và đe dọa cha mẹ chúng, nếu họ không từ bỏ đức tin của mình, ĐCSTQ sẽ đánh đập con cái của họ. Chính quyền ĐCSTQ thậm chí còn đe dọa các cha mẹ có con nuôi rằng họ sẽ cưỡng bức những đứa trẻ này và gửi chúng trở lại gia đình ban đầu của chúng. Chính quyền sẽ để người khác nhận con của họ làm con nuôi, nếu họ không từ bỏ đức tin của mình.
Ngoài ra, theo Quy định sửa đổi các vấn đề tôn giáo của Trung Quốc năm 2018, chính quyền địa phương đã đề ra các quy định cấm trẻ em tham gia bất kỳ hoạt động tôn giáo nào.
Sau khi cha mẹ của chúng bị ĐCSTQ bắt và bỏ tù vì đức tin của họ, con cái của họ đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ.
Những sự thật này trái ngược với lời hứa của ĐCSTQ với Liên Hợp Quốc sẽ “ưu tiên cho trẻ em” để chính quyền của họ có được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Hành động của chính quyền ĐCSTQ trong thực tế là hoàn toàn ngược lại.
Điều này được khẳng định trong báo cáo thường niên của Đại diện đặc biệt Liên Hợp Quốc về Bạo hành trẻ em. Cuộc khảo sát cho thấy, việc tước đoạt tự do của trẻ em hoặc của cha mẹ chúng sẽ có “tác động tiêu cực và lâu dài” đến cuộc sống của trẻ.
Con gái của một học viên Pháp Luân Công kể lại rằng, do cha cô bị giam giữ trong thời gian dài, thời thơ ấu của cô hầu như không có cha bên cạnh: “Cha tôi đã bị đưa vào tù vì đức tin của mình. Ông ấy đã qua đời trong bệnh viện, bỏ lại chúng tôi mãi mãi. Tôi mới gặp cha hai lần, lần đầu tiên là khi tôi 7 tuổi, tôi gặp cha trong tù, nhưng ông rất gầy. Cha tôi rất vui khi nhìn thấy tôi, ông muốn ôm tôi. Mặc dù tôi biết ông là cha tôi, nhưng đối với tôi ông là người xa lạ. Tôi đã không ôm ông ấy. Điều này đã trở thành niềm hối tiếc vĩnh viễn của tôi”.
Ngay cả trong trường học, trẻ em cũng không tránh khỏi bị ngược đãi. Khi những đứa trẻ theo đạo Thiên chúa ở Trung Quốc nói về trải nghiệm của mình, chúng nhớ lại rằng giáo viên đã nói với chúng trong lớp: “các hoạt động tôn giáo bị cấm”. Những học sinh này cũng bị bắt nạt chỉ vì cha mẹ của chúng đã bị bắt; chúng bị cấm tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường. Những đứa trẻ này bị nhà trường phạt vì đã đi nhà thờ và tham gia các hoạt động tôn giáo khác; chúng bị buộc phải đọc các khẩu hiệu chống tôn giáo và ủng hộ chủ nghĩa vô thần, bị buộc phải ký vào một văn bản để từ bỏ tín ngưỡng của mình.
Vào tháng 9/2018, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã buộc các sinh viên phải vượt qua một kỳ thi chứng minh rằng họ chống tôn giáo để được tốt nghiệp. Bộ phận hành chính của Học viện Công nghệ Thương Khâu Hà Nam đã đe dọa sinh viên rằng họ sẽ bị đuổi học nếu có tín ngưỡng tôn giáo.
Hai trường học ở tỉnh Chiết Giang yêu cầu hơn 300 học sinh ký vào một mẫu đơn tuyên bố rằng họ không có bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào và làm nhục những học sinh nào có niềm tin vào tôn giáo.
Cao Huệ Mẫn (Emilie Kao), Giám đốc Trung tâm Xã hội dân sự và tôn giáo của Quỹ Di sản đã nói trong diễn đàn “ĐCSTQ cấm tất cả trẻ em khỏi niềm tin tín ngưỡng” được tổ chức vào ngày 5/10: “Điều này rõ ràng là vi phạm luật pháp quốc tế: Luật pháp quốc tế đảm bảo quyền tự do tìm kiếm sự thật và sống theo lương tri của trẻ em”.
Đối với con cái của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, trường học đã trở thành một nơi tham gia vào việc nhắc nhở với chúng rằng chúng là những người bên lề xã hội.
Những người bạn của các học viên Pháp Luân Công đã tiết lộ nhiều câu chuyện về những đứa trẻ lớn lên khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công. Một cô gái tên Yisha kể lại rằng bạn cùng lớp của cô ấy đã dọa: “Mẹ của cậu phải bị bắt vì đã tu luyện Pháp Luân Công”.
Một cô gái khác tên là Vivian, khi cô ấy còn đang ngủ ở trong trường nội trú vào buổi tối thì đột nhiên cô đã bị đánh thức bởi các bạn cùng lớp, họ nói với cô ấy rằng: “Bạn chắc đã bị điên vì tập Pháp Luân Công”, họ đã cố gắng thuyết phục cô ấy tự tử bằng cách nhảy ra khỏi cửa sổ phòng ngủ.
Một cô gái khác tên Danshan kể lại trải nghiệm bị giáo viên lừa. Vào thời điểm đó, cô giáo đã nói dối và yêu cầu cô ký vào một lá đơn để tham gia một hoạt động từ thiện, nhưng thực tế là cô đã ký vào một tờ đơn nói rằng cô sẽ từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.
Ở nơi gọi là Khu tự trị Tây Tạng, dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, chính quyền thành phố đã cấm các hoạt động tôn giáo và cấm sử dụng ngôn ngữ của Phật giáo Tây Tạng, cấm các khóa học Phật giáo trong trường học và cấm dạy tiếng Tây Tạng. Giống như người Duy Ngô Nhĩ, Phật tử Tây Tạng bị coi là những kẻ cực đoan và ly khai. ĐCSTQ đã tìm cách xóa bỏ văn hóa Tây Tạng khỏi các trường tiểu học trên khắp khu vực tự trị.
Vào năm 2020, hàng nghìn trẻ em Trung Quốc đang phải che giấu đức tin của mình vì sợ bị trả thù. Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được, và cộng đồng quốc tế không thể cho phép ĐCSTQ vi phạm các quyền tự do cơ bản của trẻ em và quyền tìm kiếm sự thật.
ĐCSTQ không chỉ bức hại Pháp Luân Công và các nhóm tín ngưỡng khác, mà còn mở rộng bàn tay đen tối của mình tới các trẻ em, khiến những đứa trẻ phải chịu đựng nỗi đau cả về cả thể xác và tinh thần. Tội ác này phải chấm dứt!
Theo ĐKN