Sự thật về cuộc thỉnh nguyện chấn động thế giới 25/4/1999 (P.3): Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa

Sự thật về cuộc thỉnh nguyện chấn động thế giới 25/4/1999 (P.3): Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa

Sự thật về cuộc thỉnh nguyện chấn động thế giới 25/4/1999 (P.3): Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa

Sự thật về cuộc thỉnh nguyện chấn động thế giới 25/4/1999 (P.3): Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa

Sự thật về cuộc thỉnh nguyện chấn động thế giới 25/4/1999 (P.3): Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa
Sự thật về cuộc thỉnh nguyện chấn động thế giới 25/4/1999 (P.3): Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa
Thứ sáu, 27-12-2024 07:21, (GMT+07:00)
Sự thật về cuộc thỉnh nguyện chấn động thế giới 25/4/1999 (P.3): Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa

Vào ngày 25/4/1999, ở Trung Quốc đã có một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công gây chấn động thế giới. Truyền thông quốc tế gọi đây là “sự kiện Trung Nam Hải”. Họ đến Bắc Kinh để đề nghị chính phủ thả 45 người bị bắt trước đó và để họ có một môi trường tập luyện hợp pháp. Tuy nhiên, hành động chính đáng này đã bị chính quyền Giang Trạch Dân chụp mũ là “gây rối”, “bao vây Trung Nam Hải” và mượn cớ để phát động cuộc đàn áp tàn bạo cho đến ngày nay.

Họa sĩ Hồng Kông bước ra từ bùn đen đoạt giải vàng cuộc thi vẽ quốc tế
Bức tranh mô tả lại cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4/1999 của các học viên Pháp Luân Công của họa sĩ Khổng Hải Yến. (Ảnh: Epoch Times)

Trải qua hơn 20 năm, một phần do thời gian lâu dài, một phần do ảnh hưởng của chính trị, sự kiện này chỉ còn là ký ức trong lòng người, rất nhiều người trẻ tuổi hiện nay đã không còn biết hoặc đã hiểu sai lệch về sự kiện này cũng như ảnh hưởng của nó với thế giới… 

Năm 2019, Giáo sư Chương Thiên Lượng trong chương trình ‘Thời điểm Thiên Lượng’ đã có một bài phân tích rất cụ thể và toàn diện về vấn đề này. Nhân ngày “25/4” sắp tới, chúng tôi xin mạn phép chia sẻ với bạn đọc bài phân tích của Giáo sư Chương, ngõ hầu giúp nhiều người hơn nữa có dịp nhìn nhận và đánh giá lại về sự kiện “25/4” từng gây tiếng vang trong dư luận toàn cầu này.

Sau đây là bài phân tích của Giáo sư Chương Thiên Lượng:

Tiếp theo 

Phần 1: Sự khai truyền của Pháp Luân Công

Phần 2: Những kẻ chỉ lo thiên hạ không loạn 

Lần trước chúng ta đã nói về những rắc rối mà Pháp Luân Công gặp phải kể từ năm 1995, bao gồm việc một số người được xem là từng theo học Pháp Luân Công nhưng đã quay sang vu khống Pháp Luân Công như thế nào, sự kiện “Quang Minh Nhật báo” năm 1996, việc La Cán muốn thu thập bằng chứng về Pháp Luân Công vào năm 1997 và sự kiện truyền hình Bắc Kinh năm 1998. Trên thực tế, mỗi sự kiện xảy ra đều đã được giải quyết trong quá trình các học viên Pháp Luân Công nói lên sự thật một cách ôn hòa và lý trí.

3. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa

Năm 1997, để đáp ứng mục đích muốn chỉnh đốn Pháp Luân Công của Bí thư Bộ Công an La Cán, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành hai cuộc điều tra.

Cuộc điều tra xã hội đầu tiên do Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc thực hiện. Một số chuyên gia đã được mời đến lấy mẫu trên cả nước, theo tôi biết thì cuộc khảo sát này đã lấy mẫu trên rất nhiều người từ hai nơi, một nơi hơn 15.000 người, và nơi còn lại là hơn 12.000 người, có thể còn có những người lấy mẫu ở những nơi khác nữa mà tôi chưa biết. Cuối cùng, cuộc khảo sát cho ra kết luận, về phương diện nâng cao tố chất thân thể, Pháp Luân Công có thể chữa khỏi hoặc cải thiện rõ rệt rất nhiều bệnh tật, bao gồm cả những bệnh nghiêm trọng, tỷ lệ hiệu quả lên tới 98%. Điều này cho thấy Pháp Luân Công thực sự rất hiệu quả trong việc chữa bệnh và tăng cường thể lực.

Cuộc điều tra xã hội thứ hai do chính cựu Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Kiều Thạch lãnh đạo. Mặc dù đã nghỉ hưu sau khi chuyển đổi chính phủ vào năm 1998, nhưng ông vẫn đứng ra tổ chức cuộc điều tra này. Kết luận của cuộc điều tra cho thấy, “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”. Một báo cáo đặc biệt sau đó đã được trình lên Bộ Chính trị. Vì vậy, vào năm 1998, thái độ của Bộ Chính trị đối với Pháp Luân Công được cho là khá tích cực. Tuy nhiên, La Cán vẫn ôm dã tâm trấn áp Pháp Luân Công để tích lũy vốn liếng chính trị cho bản thân.

luyện công tập thể

Hình ảnh hơn 10.000 người luyện Pháp Luân Công ở Liêu Ninh, Trung Quốc vào năm 1998 đã chứng minh Pháp Luân Công thật sự từng rất phổ biến ở quốc gia này. (Ảnh qua Minghui)

La Cán và Hà Tộ Hưu khơi mào sự việc

Vào ngày 20/4/1999, một tạp chí liên kết với Cục Giáo dục Thiên Tân đã đăng một bài báo của Hà Tộ Hưu với tựa đề “Tôi không tán thành việc thanh thiếu niên luyện khí công”. Trong bài trước đã có nhắc đến, một phó thị trưởng thành phố Bắc Kinh nói rằng Bắc Kinh không thể xuất bản các bài báo của Hà Tộ Hưu được nữa vì chúng vi phạm chính sách “ba không” của chính quyền trung ương đối với khí công, hơn nữa cũng không nên khơi mào một cuộc tranh luận không cần thiết. Vì vậy Hà Tộ Hưu không có cách nào để xuất bản các bài báo của mình ở Bắc Kinh.

Lần này Hà Tộ Hưu lặp lại lời nói dối của ông ta vào năm 1998, và sau đó tiếp tục ám chỉ rằng việc tu luyện Pháp Luân Công có thể gây ra một số việc “ném đá giấu tay”, tương tự như Thái Bình Thiên Quốc, Bạch Liên giáo,… Những lời nói sai sự thật này đã được đăng trên tạp chí của Học viện Giáo dục Thiên Tân.

Sau đó, khi nhìn thấy bài đăng này, một số học viên Pháp Luân Công đã phản ánh lại tình hình với tạp chí và đến Phòng Giáo dục để nói rõ sự thật. Nhưng tạp chí trì hoãn không giải quyết, đến ngày 23/4, mới có một người của tạp chí nói chuyện với các học viên, lúc gần như đã xong xuôi và sai lầm đó sắp được đính chính lại, thì rất nhiều cảnh sát bất ngờ ập đến. Họ sử dụng bạo lực để đánh đập và giải tán các học viên, hôm đó 45 học viên đã bị bắt giữ.

Vì việc bắt người của cảnh sát Thiên Tân là trái phép nên một số người bị giải tán đã đến gặp chính quyền thành phố Thiên Tân để nhờ can thiệp. Tuy nhiên chính quyền thành phố Thiên Tân nói rằng, họ không quản được chuyện này, và cho biết việc bắt giữ là lệnh của Bắc Kinh, Thiên Tân không thể giải quyết được, muốn giải quyết thì phải đến Bắc Kinh.

Đến ngày 24/4, tin tức truyền đến Bắc Kinh. Người của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Bắc Kinh cho biết, kiểu quấy rối này đối với Pháp Luân Công thực sự bắt đầu vào năm 1997 khi La Cán khơi mào thêu dệt các tội danh, những tình huống tương tự đã xảy ra ở các địa phương khác. Ví dụ, một số người tình nguyện dạy người khác tập các bài công pháp của Pháp Luân Công đã bị phạt tới hơn 4.000 Nhân dân tệ (tương đương 14 triệu VNĐ theo tỷ giá hiện tại). Vào thời điểm đó, một người bình thường ở Trung Quốc đại lục chỉ có thể kiếm được mức lương hàng tháng khoảng 800 đến 1.000 Nhân dân tệ ở Bắc Kinh, hoặc 300 đến 400 Nhân dân tệ ở các thành phố cấp 3 và 4, vì vậy mức phạt 4.000 Nhân dân tệ lúc bấy giờ là một khoản tiền rất lớn. Ở một số nơi, các sách của học viên Pháp Luân Công đã bị thu giữ, điều này từng xảy ra trước đây, nhưng việc đánh đập và bắt người ở Học viện Giáo dục Thiên Tân là một việc khá tàn nhẫn và chưa có tiền lệ.

Ngay khi họp bàn, người của Hội Nghiên cứu liền nói rằng cần báo cáo tình hình với trung ương. Trong một thời gian dài như vậy, Pháp Luân Công vốn là được sự cho phép theo quy định tự do tín ngưỡng trong Hiến pháp quốc gia, bao gồm cả việc luyện khí công để chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe, vậy tại sao chính phủ lại muốn đàn áp? Chúng tôi muốn Thiên Tân thả người, có một môi trường tu luyện hợp pháp và xuất bản sách Pháp Luân Công hợp pháp, đại khái chính là thương lượng ba yêu cầu như vậy.

Ngay sau khi tin tức này lan ra, rất nhiều người đều biết, bởi vì lúc đó Bắc Kinh khắp nơi đều có điểm luyện công của học viên Pháp Luân Công. Khi tôi ở Bắc Kinh, tôi thường đến khu vực lân cận đường Lễ Sĩ bên ngoài cửa Phục Hưng vào sáng Chủ nhật để luyện công, có các học viên ở phía trước Cơ quan Quản lý Đại dương của Nhà nước, họ xếp hàng từ cầu vượt gần đó đến đối diện với Đài Phát thanh Truyền hình Nhân dân Trung ương. Cảnh tượng 3.000 – 4.000 cùng người tập các bài công pháp trông rất ngoạn mục. Lúc đó bên đường có rất nhiều người tập nên tin tức này lan truyền rất nhanh, tức là trong nội bộ các học viên Pháp Luân Công, mọi người đều biết điều đó.

Những điều tôi thấy từ góc độ của người trong cuộc

Vào ngày thứ hai, các thành viên của Ủy ban Nghiên cứu cần đi kiến ​​nghị với chính phủ. Thực ra, tôi mới kết hôn năm đó, đăng ký kết hôn ngày 29/3/1999. Hôm trước chiều ngày 25/4, vợ chồng tôi hẹn nhau đến tiệm áo cưới ở Tây Đa. Lúc này mẹ tôi gọi điện cho tôi, mẹ nói xác thực là có chuyện như vậy, còn nói người của Hội Nghiên cứu sẽ đi thỉnh nguyện, bà cũng muốn đi. Bà hỏi tôi có đi không? Tôi liền quay sang hỏi vợ? Cô ấy nói: “Chúng ta cùng đi nhé”. Và thế là, tất cả chúng tôi đã đi vào ngày hôm sau.

Vì vậy, tôi là người đã tham gia vào sự kiện ngày “25/4”. Hãy để tôi đứng từ góc độ của người trong cuộc mà nói về tình huống lúc đó. Vào sáng sớm ngày hôm sau, chúng tôi đến Trung Nam Hải và dừng chân ở phố Phủ Hữu đối diện với Trung Nam Hải. Lúc đó đường phố vừa mới được quét dọn xong, cũng không có quá nhiều người, chúng tôi đứng đó chưa biết nên đi đâu, thực ra là vì chúng tôi cũng chỉ đến đó để xem tình hình. Vào thời điểm này, tôi nhận thấy có một số người biểu hiện hung dữ với những người khác, họ có thể là công an mặc thường phục, những người này đã hét vào mặt chúng tôi để xua chúng tôi ra xa. Sau đó chúng tôi chạy đến hẻm Linh Cảnh Hồ Đồng (ở phía đông quận Tây Thành, Bắc Kinh) gần đó, dừng lại một lúc thì thấy mọi người bên ngoài tập trung ngày càng đông, rất đông người đến, chúng tôi cũng bước ra. Tôi đang đứng đối diện với lối vào chính của Trung Nam Hải, vì xuất phát khá sớm nên tôi cảm thấy hơi buồn ngủ và muốn chợp mắt sau khi đứng một lúc lâu.

Đến sau 9 giờ, tôi bất ngờ nghe thấy một tràng pháo tay vang dội từ đám đông. Tôi vội mở mắt ra xem, thì nhìn thấy Thủ tướng Chu Dung Cơ từ Trung Nam Hải đi ra. Có một chi tiết rất đáng để suy ngẫm, đó là khi ông Chu xuất hiện, ông không hề mang theo vệ sĩ (thậm chí cả nhân viên của mình). Khi ông đi đến giữa phố Phúc Hữu, có hai nhân viên từ Trung Nam Hải chạy theo ông. Ông Chu bước tới chỗ chúng tôi, lúc này hai bên đường đã không thể nhìn thấy được điểm cuối rồi, người đứng vô cùng, vô cùng đông. Nghe các học viên khác kể lại, lúc đó do quá đông người đến đây để thỉnh nguyện, cảnh sát nói rằng chỗ đó đông quá nên phải di tản đi nơi khác. Cứ như vậy, ngày càng nhiều người hơn, cuối cùng theo hướng dẫn của cảnh sát mọi người đứng thành một vòng xung quanh Trung Nam Hải. Do đó không phải các học viên Pháp Luân Công “bao vây” Trung Nam Hải, mà là vì không có chỗ đứng nên phải di tản theo chỉ dẫn của cảnh sát thành một vòng như vậy.

học viên Trung Nam Hải
Học viên Pháp Luân Công theo hướng dẫn của cảnh sát mà đứng thành một vòng quanh Trung Nam Hải, hoàn toàn không phải là “bao vây” Trung Nam Hải như một số lời vu khống. (Ảnh qua ĐKN)

25/4: Sự kiện thỉnh nguyện ôn hoà đi vào lịch sử | Nguyện Ước

Hàng ngàn người học Pháp Luân Công đứng thỉnh nguyện ôn hòa bên ngoài Trung Nam Hải vào ngày 25/4/1999. (Ảnh qua Nguyện Ước)

Một chi tiết khác cũng có thể chứng thực cho việc rất đông người đến thỉnh nguyện. Đó là, khi kết thúc buổi thỉnh nguyện, tôi rời Trung Nam Hải và đi về phía Nam, sau đó đi lên đại lộ Trường An rồi đi về phía Tây, lúc này tôi nhìn thấy có rất nhiều người đang đứng ở bên cạnh khách sạn Minzu. Điều này cho thấy còn có nhiều người hơn nữa đã đến đó, nhưng họ không tham gia vào dòng người xung quanh Trung Nam Hải, mà đứng ở phía đối diện của đường Phủ Hữu. Các đường phía trước vỉa hè đều được dành riêng cho người đi bộ (không có dải phân cách) có thể đi qua mà không hề xảy ra sự cố gì. Các dòng xe giữa đường vẫn lưu thông được mà không hề bị tắc đường.

Ông Chu Dung Cơ đã nói gì?

Ông Chu bước ra và đứng trước mặt chúng tôi, cách chỗ tôi khá xa, tôi có thể nhìn thấy ông ấy nhưng không thể nghe thấy ông ấy nói gì, lúc này mọi người hai bên đều di chuyển về phía trước. Các bạn có thể tưởng tượng ra cảnh tượng lúc đó, khi Thủ tướng Chính phủ đi ra, tất nhiên mọi người đều muốn bước tới để nói chuyện cùng, đều muốn nghe một chút xem Thủ tướng sẽ nói gì. Tuy nhiên, mọi người đứng ở hai bên nói rằng chúng ta đừng di chuyển nữa, bởi vì nếu vây quanh ông Chu Dung Cơ khi ông chỉ có một mình như vậy sẽ dễ làm ĐCSTQ thêm nhạy cảm, vì vậy chúng tôi đã không di chuyển nữa. Ông Chu đứng đó một mình nói chuyện và chúng tôi lắng nghe những người phía trước truyền lại những gì Thủ tướng đã nói… 

Ông Chu Dung Cơ nói: “Tôi đã phê chuẩn cho các bạn rồi, các bạn đã thấy chưa?”

Lúc đó, tôi không biết là ông ấy đang nói về phê chuẩn nào. Trên thực tế, vào thời điểm đó, ông Chu Dung Cơ đã từng chỉ thị cho La Cán không được phép gây chuyện với Pháp Luân Công nữa, chỉ là La Cán không nghe theo mà thôi. 

Tiếp theo ông Chu nói, các bạn nhiều người như vậy, ai là người phụ trách? Chúng ta không thể nói chuyện trên đường phố như thế này, vì vậy hãy để người phụ trách của các bạn đi vào trong nói chuyện với tôi. Tuy nhiên, bởi vì những người đến đó cũng giống như tôi, đều là thường xuyên luyện công và đọc sách một mình, không rõ ràng về toàn bộ sự việc, nên không thể nói được điều gì, lại cũng không biết ai là người phụ trách. Thật ra Pháp Luân Công không có người phụ trách nào cả.

Ông Chu thấy vậy bèn nói, hay là như vậy đi, ai muốn nói chuyện với tôi, hãy giơ tay lên. Sau đó, một số người giơ tay và ông Chu chọn ngẫu nhiên 3 người đi theo ông vào Trung Nam Hải. Trên thực tế, không khí trong cả buổi gặp mặt rất bình hòa và thân thiện. Nếu ông Chu có chút gì đó cảnh giác với các học viên Pháp Luân Công, hơn nữa đây lại là một đám đông nhiều người, ông hẳn đã mang theo vệ sĩ hay cảnh vệ rồi. Ông một mình đi ra gặp mặt chúng tôi, sau đó, ông còn chọn 3 người để tiếp chuyện. Ông vừa bước đi vừa hỏi về yêu cầu của mọi người, người học viên trả lời rằng, Thiên Tân đã bắt một số học viên trái phép và chúng tôi còn có một số yêu cầu,… 

Ông Chu Dung Cơ sau đó đã lập tức gọi điện thoại ra lệnh cho Thiên Tân thả người, nói rằng những việc còn lại tôi sẽ tìm các anh để nói chuyện. Ông Chu tìm gặp một số người, đầu tiên là La Cán, thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật,  còn có Mạnh Học Nông, phó Thị trưởng Bắc Kinh, Vương Cương, phó Giám đốc Văn phòng trung ương, và Thôi Chiến Phúc, phó Tổng Thư ký của Hội đồng Nhà nước. Sau đó ông lại nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công. Trong những học viên đó, có một người hiện tại đang ở New York. Tôi đã từng gặp anh ấy ở Học viện Khoa học Trung Quốc. Sau buổi nói chuyện, anh bước ra đứng ngay bên cạnh chỗ tôi, mọi người hỏi anh: “Vừa rồi Thủ tướng nói gì với anh vậy? Mọi người đã nói gì với ông ấy?” Anh ấy nói rằng, tôi chưa nói gì, vì thực ra tôi không biết gì cả, nên sau khi bước vào thì chúng tôi cũng đi ra luôn. Dù sao thì anh ấy cũng không biết chuyện gì mà.

Sau đó, chính phủ nói rằng cần nói chuyện với những người thực sự biết tình hình. Cứ như vậy, một số học viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công, gồm ông Lý Xương (cựu phó giám đốc Bộ Công an), ông Kỷ Kiệt Vũ (Tổng Công ty Kim loại màu Trung Quốc), và ông Vương Hữu Quần (Quan chức của Bộ Giám sát Quốc gia), những người biết rõ tình hình này đã vào trong. Khi họ bước vào, là khoảng tầm lúc 10 hoặc 11 giờ sáng, và phải rất lâu sau đó họ mới trở ra.

Lưu ý: Tổng công ty Kim loại màu Trung Quốc chính là công ty của Ngô Kiến Thường, con rể Đặng Tiểu Bình. Ông Kỷ Kiệt Vũ là một giám đốc điều hành cấp cao của công ty, do đó có mối quan hệ tương đối thân thiết với “Thái tử Đảng” này. Ông Vương Hữu Quần là cựu phụ tá, người phụ trách tuyển chọn tài liệu cho Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương Úy Kiến Hành.

Chu Dung Cơ

Thủ tướng Trung Quốc khi đó, ông Chu Dung Cơ. (Ảnh qua AP)

Lúc tôi đứng đó, hoàn cảnh xung quanh rất bình hòa, các học viên Pháp Luân Công đông người như vậy mà cũng không hề có chút ồn ào, náo động nào, một số thì đọc sách và một số tập các bài công pháp, dù sao thì cũng là đang đợi tin tức. Vào lúc xế chiều, bầu không khí đột nhiên thay đổi, một số cảnh sát vũ trang chạy ra từ Trung Nam Hải thực hiện thiết quân luật ngay trước mặt chúng tôi. Vào thời điểm đó, cứ khoảng hai, ba mét lại có một cảnh sát vũ trang. Nhìn hình thế này, lúc đó chúng tôi cũng đã có thể biết được rằng Giang Trạch Dân sẽ ra tay.

Thiết quân luật! Ông Chu Dung Cơ không có kế hoạch kiểu như vậy, mà đó chính là Giang Trạch Dân làm.

Giang Trạch Dân đã thấy gì?

Sau khi cảnh sát dùng thiết quân luật, ước chừng khoảng một giờ đồng hồ, một chiếc ô tô màu đen chạy ra từ đường Phủ Hữu, kính toàn màu đen, không thể nhìn thấy ai đang ngồi trong đó. Xe chạy rất nhanh, không đi thẳng qua cổng đường Phủ Hữu, mà có thể đã đi vòng rồi mới đi vào bằng cổng khác của Trung Nam Hải. Mọi người đều nói rằng người ngồi trong xe chính là Giang Trạch Dân. Lúc đó trong đầu tôi nghĩ, Giang Trạch Dân đã ra rồi, ông ta xem xong yêu cầu của chúng tôi thì cũng nên lên tiếng giải quyết đi chứ. Đến đêm, tầm 8 hoặc 9 giờ, ông Lý Xương từ bên trong đi ra và nói rằng vấn đề đã được giải quyết, mọi người có thể đi về, do đó các học viên Pháp Luân Công liền tản đi.

Chúng tôi đã dọn dẹp sạch sẽ từng cọng rác trước khi ra về, vì vậy không có một mẩu giấy nào trên mặt đất. Buổi chiều hôm đó, Giang Trạch Dân đi ra xem tình hình, ông ta đã lượn một vòng như vậy, hẳn là rất sợ hãi. Ông ta nhìn thấy trong đám đông thỉnh nguyện có nhiều người mặc quân phục, và cảm thấy rằng Pháp Luân Công đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của xã hội, bao gồm cả đảng, chính phủ và quân đội. Ông ta còn thấy đối diện với Trung Nam Hải (nơi chúng tôi đang đứng lúc đó), là các học viên từ 8 trường Đại học, Cao đẳng ở quận Hải Điến, trước đây thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc. Lúc đó, có một người mặc âu phục màu trắng đang giúp giữ gìn trật tự, có vẻ như đó là Tào Khải (người đang học tiến sĩ tại Viện Sinh học Phát triển, Khoa Sau đại học của Viện Khoa học Trung Quốc). Sau này, khi tôi đọc tin trên mạng Minh Huệ mới hay anh ấy đã bị bức hại đến chết.

Giang Trạch Dân cảm thấy Pháp Luân Công đã lan rộng khắp nơi trong xã hội, vì vậy cho rằng Pháp Luân Công đang cạnh tranh và muốn giành lấy quần chúng với ông ta. Do đó vào tối ngày 25/4, ông ta đã quyết tâm trấn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đều phản đối, do vậy mà tối hôm đó Giang Trạch Dân đã viết một bức thư gửi Bộ Chính trị, bức thư đề cập đến hai lý do tại sao ông ta phải đàn áp Pháp Luân Công.

Chu và Giang

Vào thời điểm đó, thái độ của ông Chu Dung Cơ (trái) và ông Giang Trạch Dân (phải) về vấn đề Pháp Luân Công hoàn toàn đối lập nhau. (Ảnh qua Reminbao)

Đầu tiên là có quá nhiều người từ mọi thành phần trong xã hội đang thực hành môn tập thiền này. Ông ta cho rằng Pháp Luân Công đang cạnh tranh giành quần chúng với ĐCSTQ. Một lý do khác là, điều mà Luân Công tin khác với ĐCSTQ. Mọi người đều tin vào Pháp Luân Công, ai cũng tin vào Pháp Luân Công, vậy thì ai còn tin vào Giang Trạch Dân này nữa? (Mặc dù Giang Trạch Dân không nói cụ thể như thế, nhưng ý tứ đã quá rõ ràng rồi).

Vào năm 2006, sau khi Giang Trạch Dân đã hạ đài, Hồ Cẩm Đào xuất bản một bộ “Giang Trạch Dân văn tuyển”, bao gồm các tác phẩm chọn lọc của Giang Trạch Dân, mà trong tập thứ hai, có một bài viết có tên là “Một tín hiệu mới”, đó chính là bức thư Giang Trạch Dân viết cho Bộ Chính trị vào tối 25/4 năm đó.

Lúc này Giang Trạch Dân đã hạ quyết tâm đàn áp Pháp Luân Công, nhưng ông ta không lập tức động thủ mà đợi thêm 3 tháng nữa. Vậy điều gì đã xảy ra trong 3 tháng này? Đây là nội dung mà tôi sẽ đề cập đến trong tập tiếp theo.

VIDEO: Bức tranh công phu '25/4/1999' thắng giải vàng cuộc thi vẽ tranh quốc tế NTDTV

Tử Vi

Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP