Nhân Sinh - Trang Thông Tin Tổng Hợp

Nhân Sinh - Trang Thông Tin Tổng Hợp

Nhân Sinh - Trang Thông Tin Tổng Hợp

Nhân Sinh - Trang Thông Tin Tổng Hợp

Nhân Sinh - Trang Thông Tin Tổng Hợp
Nhân Sinh - Trang Thông Tin Tổng Hợp
Thứ sáu, 27-12-2024 08:20, (GMT+07:00)
Nỗi đau của cô gái mất mẹ - người bị tra tấn trong trung tâm tẩy não ở Trung Quốc

Vào sinh nhật lần thứ 31 của Liu Danbi vào tháng 12/2021 – lần đầu tiên không nhận được lời chúc mừng sinh nhật từ mẹ, nhưng cô đã không khóc. Cô tâm sự rằng, nước mắt của cô đã cạn từ lâu.

Nỗi đau của cô gái mất mẹ – người bị tra tấn trong trung tâm tẩy não ở Trung Quốc

Một người đóng vai cảnh sát Trung Quốc đứng gác một cái lồng chứa người đóng vai học viên Pháp Luân Công trong cuộc biểu tình bên ngoài Nhà Quốc hội London vào ngày 20 tháng 7 năm 2009. (Shaun Curry / AFP via Getty Images)

Liu đã không gặp mặt mẹ kể từ khi họ nói lời tạm biệt tại sân bay Trung Quốc cách đây 7 năm, khi cô đáp chuyến bay tới New York để học cao học tại Đại học Buffalo.

Khi họ chia xa, nỗi đau bất ngờ ập đến với cô và hóa thành những giọt nước mắt mà dường như không có lý do.

“Tôi có linh cảm rằng đó là lời từ biệt cuối cùng với mẹ tôi”, cô nói với The Epoch Times.

Mẹ của cô, bà Huang Shiqun, qua đời vào ngày 23/4/2021, sau khi nuốt bảy lọ thuốc do một bệnh viện tâm thần kê đơn. Thi thể của bà được phát hiện ở một cầu thang kín của khu chung cư nơi bà sống cùng chồng.

Huang để lại lời nhắn cuối cùng cho chồng, viết trên một tờ giấy.

“Anh là người chồng tốt nhất trên thế giới,” bà viết. "Chỉ là em không đủ may mắn mà thôi".

Trước khi qua đời ở tuổi 57, bà Huang đã phải vật lộn với chứng trầm cảm trong vòng hai năm.

Bà Huang, trước đây là một giáo viên mẫu giáo, là một học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần với năm bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức tập trung vào các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn.

Các báo cáo chính thức ước tính rằng có khoảng 70 triệu người đang luyện tập môn này ở Trung Quốc vào năm 1999. Nhưng lo sợ sự phổ biến của môn này, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch bạo lực để bức hại Pháp Luân Công, dẫn đến việc bắt giữ hàng triệu học viên trong suốt 22 năm qua.

Trong ký ức của cô Liu, mẹ cô là người hay nói và lạc quan. Bà Huang bắt chuyện với những người lạ trên phố và kết bạn với những người bán hoa quả trong khu phố của bà. Bà có giọng hát hay giống Teresa Teng (Đặng Lệ Quân), biểu tượng nhạc pop của Đài Loan vào những năm 1980, người đã chinh phục được người hâm mộ khắp châu Á với những bản ballad lãng mạn da diết.

Bà Huang cũng cố gắng làm một giáo viên tốt. Phụ huynh thỉnh thoảng mang biếu bà tiền và quà để mong bà sẽ đối xử tốt hơn với con họ, nhưng bà đã từ chối tất cả.

"Tôi chỉ đang cố gắng trở thành một người tốt bằng cách tuân theo các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn", bà Huang nói với họ như vậy.

Bà cũng nói, dạy học là nhiệm vụ của bà, và bà có trách nhiệm phải làm tốt công việc đó.

huang shiqun, trung quốc bức hại pháp luân công

Bà Huang Shiqun (thứ 2 trừ phải sang). (Được sự cho phép của Liu Danbi)

 “Dường như không có điều gì là quá khó khăn đối với mẹ tôi”, cô Liu nói. “Chỉ cần có sự hiện diện của mẹ là tôi luôn thấy an toàn”. 

Nhưng khi bà trở về từ Trung tâm Giáo dục Pháp luật Quận Qiaokou của Vũ Hán vào tháng 2/2018, mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn. Cơ sở này được các học viên Pháp Luân Công biết đến là một trung tâm tẩy não. Nhân viên ở đây luôn nỗ lực khiến các học viên từ bỏ đức tin của họ thông qua tuyên truyền kết hợp ép buộc, và bắt dùng thuốc.

Cô Liu không bao giờ biết điều gì đã xảy ra với mẹ mình trong suốt một tháng bị giam giữ tại trung tâm tẩy não này. Chỉ biết rằng khi bà trở về, bà không còn được như trước. Bà bị giảm gần 30 kg. Ban đêm, bà cảm thấy bứt rứt và cứ phải đi đi lại lại. Thị lực và thính giác của bà cũng bị suy giảm. Bà không thể đọc và thậm chí bị lạc đường ngay trong khu phố của mình. Trong các cuộc điện thoại với cô Liu, bà thường nói bà bị rụng lông tay và bị chuột rút.

Đáng lo ngại hơn là tinh thần của bà. Bà từng là một người vui vẻ, nhưng sau đó bà thường lo lắng và khép kín. Bà sợ ánh sáng nên đã kéo rèm ngay cả lúc ban ngày. Bà thấy khó chịu khi có bất kỳ ai đến thăm, và bà không còn muốn ra ngoài nữa.

Bệnh viện nói với gia đình bà rằng bà bị suy nhược thần kinh.

“Mẹ tôi nói rằng bà cảm thấy như mọi tế bào trong cơ thể bị tra tấn”, Liu nói. "Tôi cảm thấy bà có thể nhảy lầu và tự kết liễu đời mình bất cứ lúc nào". 

Hầu như lúc nào mẹ tôi cũng nằm trên giường, "đau khổ và cố gắng vượt qua", cô Liu chia sẻ.

Bà Huang thường nói chuyện với cô Liu về những nỗi đau về thể chất và tinh thần của mình, nhưng cả hai đều dè dặt khi nói về nguyên nhân của việc này, vì họ biết cuộc nói chuyện điện thoại của họ có khả năng bị nghe lén. Cô Liu nghĩ rằng các lính canh đã bỏ thuốc an thần vào thức ăn của mẹ cô trong thời gian bà bị giam giữ.

Cô Liu đã đưa ra kết luận này sau khi đọc các báo cáo trực tuyến về trung tâm giam giữ và về các học viên Pháp Luân Công có các triệu chứng tương tự sau khi bị ép dùng thuốc an thần. 

Theo trang web Minghui.org, một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên theo dõi cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công, cho biết một số học viên bị giam tại trung tâm này nói rằng thức ăn của họ có mùi thuốc.

Xiao Yingxue, một cựu nhân viên của Cục Thương mại và Công nghiệp quận Qiaokou, đã bị tiêm ba liều thuốc không rõ nguồn gốc tại trung tâm đó vào năm 2011 và cho biết đã bị đau đầu dữ dội trong vài năm sau đó. Wang Yujie, 24 tuổi, nôn ra bọt trắng sau khi bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc lên vai tại trung tâm tẩy não ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Cô Wang bị mất thính giác và thị lực và qua đời vào tháng 9/2011, 4 tháng sau khi được thả, theo trang web Minghui.org.

huang shiqun, trung quốc bức hại pháp luân công

Một bức ảnh không ghi ngày tháng của bà Huang Shiqun chơi piano tại nơi làm việc. (Được sự cho phép của Minghui.org)

Cô Liu chỉ có thể nắm được tình hình của mẹ trong thời gian bà bị giam từ những mẩu tin viết trên giấy mà bà giơ cho cô đọc khi cô gọi video cho bà. Cô chụp lại mẩu giấy và đọc sau đó. Bà Huang đã dùng cách liên lạc im lặng này để tránh việc có thể bị phát hiện bởi những kẻ nghe lén. 

Trong những mẩu tin nhắn đó, bà Huang viết về sự dằn vặt không ngừng: bà bị buộc phải tham gia “lớp học” với hai lớp cửa kim loại suốt 15 giờ mỗi ngày, nơi các bản ghi âm và video bôi nhọ Pháp Luân Công được phát với âm lượng lớn; Cách các tù nhân, theo lệnh của lính canh, cấm bà ngủ và đẩy bà nếu bà hơi nhắm mắt như thế nào. Các lính canh cho bà rất ít thức ăn. Vào ngày thứ năm, cơ thể của bà Huang bắt đầu run rẩy không kiểm soát được. Trước đó, bà vẫn luôn kiên định khi lính canh yêu cầu bà ký vào giấy cam kết từ bỏ tu luyện, nhưng vào ngày hôm đó, bà đã nhượng bộ.

“Bà ấy không biết đó là gì, nhưng cảm thấy mình không thể kiểm soát được bản thân”, cô Liu nói.

Bà Huang nhiều lần bị bắt làm “bài tập về nhà” để bôi nhọ và “bày tỏ sự căm ghét” đối với đức tin của mình cho đến khi điều đó làm thỏa mãn các lính canh.

Cảnh sát đã không để bà Huang yên ngay cả khi bà được thả. Chưa đầy một năm sau, họ yêu cầu bà ký một văn bản khác từ bỏ đức tin của mình. Biện pháp này là một phần của chiến dịch “Zero Out” trên toàn quốc nhằm mục đích loại bỏ các học viên Pháp Luân Công tại các địa phương.

Các quan chức cấp tỉnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng gây áp lực buộc chồng của bà Huang phải ly hôn với bà.

Sự ra đi của bà Huang là điều chồng bà khó có thể chấp nhận được. Ông là người luôn cảnh giác cao độ cả ngày lẫn đêm để giữ cho bà Huang được an toàn. Em họ của cô Liu nói rằng, cô chưa bao giờ thấy ông khóc như vậy.

“Ông chưa bao giờ chuẩn bị tinh thần cho ngày đó”, cô Liu nói.

Thậm chí bây giờ, ông chỉ có thể ngủ được hai hoặc ba giờ mỗi ngày, ngay cả khi có sự hỗ trợ của thuốc ngủ, cô Liu chia sẻ. 

Mới gần đây, cha của Liu đã gọi điện cho cô. Ông đã say rượu.

“Ông nói với tôi rằng ông không biết làm thế nào để sống tiếp nữa”, cô nói.

Video: Vì sao có hơn 70 triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công thập niên 1990?

Thùy Minh

Theo The Epoch Times tiếng Anh

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP