Hồi tưởng về ngày 25/4: “Chỉ sau khi đến Mỹ, tôi mới thật sự có được phẩm giá của một con người”

Hồi tưởng về ngày 25/4: “Chỉ sau khi đến Mỹ, tôi mới thật sự có được phẩm giá của một con người”

Hồi tưởng về ngày 25/4: “Chỉ sau khi đến Mỹ, tôi mới thật sự có được phẩm giá của một con người”

Hồi tưởng về ngày 25/4: “Chỉ sau khi đến Mỹ, tôi mới thật sự có được phẩm giá của một con người”

Hồi tưởng về ngày 25/4: “Chỉ sau khi đến Mỹ, tôi mới thật sự có được phẩm giá của một con người”
Hồi tưởng về ngày 25/4: “Chỉ sau khi đến Mỹ, tôi mới thật sự có được phẩm giá của một con người”
Thứ sáu, 27-12-2024 08:24, (GMT+07:00)
Hồi tưởng về ngày 25/4: “Chỉ sau khi đến Mỹ, tôi mới thật sự có được phẩm giá của một con người”

Đối với khoảng 70 triệu đến 100 triệu người Trung Quốc, ngày 25/4/1999 là một ngày đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời họ. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất ở Trung Quốc Đại lục kể từ vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6/1989. 

Hope Unfulfilled: Remembering a Historic Appeal in China 21 Years ...
Người phụ nữ cầm ảnh của một học viên Pháp Luân Công bị chính quyền Trung Quốc bức hại trong một cuộc diễu hành tại Washington DC ngày 17/7/2014. (Ảnh qua The Epoch Times)

Vào ngày này 21 năm trước, khoảng 10.000 học viên của môn tu luyện Pháp Luân Công đã tập trung tại Văn phòng Kháng cáo gần Trung Nam Hải, trụ sở của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa.Các học viên xếp hàng ngay ngắn trên vỉa hè để thỉnh nguyện với chính quyền, mong cho họ một môi trường có thể thực hành đức tin công bằng. Họ không giăng biểu ngữ, áp phích hay hô hào khẩu hiệu. Hầu hết mọi người đều lặng lẽ luyện các bài thiền định.

Tạp chí quốc gia đã vừa đăng một bài báo bôi nhọ môn tu luyện. Hai ngày trước cuộc thỉnh nguyện, sau khi hàng chục người tu luyện đến văn phòng chính quyền và yêu cầu sửa lại bài báo trên tạp chí, họ đã bị bắt giữ và giam cầm tại thành phố Thiên Tân gần đó. Chính quyền trung ương còn thông báo rằng các sách Pháp Luân Công sẽ bị cấm xuất bản hoặc lưu hành trên toàn quốc.

Bà Kong Weijing, khi ấy 49 tuổi, là một nhân viên ngân hàng ở Bắc Kinh, đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất khi bà đi đến Trung Nam Hải lúc 7 giờ sáng vào ngày hôm đó để tham gia kháng nghị.

Ký ức về những chiếc xe tăng tiến vào Quảng trường Thiên An Môn và quân đội nổ súng vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ, sát hại hàng trăm, hàng ngàn người tay không tấc sắt vẫn còn in sâu trong tâm trí của hầu hết người dân Trung Quốc.

Bà nói trong một cuộc phỏng vấn: “Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, nhưng tôi cảm thấy bản thân mình có nghĩa vụ” phải tham gia kháng nghị. Khi Đại Pháp bị bôi nhọ, là một người được thụ ích từ môn tu luyện, bạn cần phải nói điều gì đó”. Nhớ về “việc thỉnh nguyện” của những học sinh sinh viên ngồi ôn hòa ở Quảng trường Thiên An Môn một thập kỷ trước, bà Kong mặc đồng phục nhân viên ngân hàng và mang theo giấy tờ tùy thân. Bà nói: “Tôi tin rằng Chính quyền sẽ làm điều đúng đắn sau khi họ biết được sự thật”.

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện truyền thống của Trung Quốc với các bài công pháp thiền định chậm rãi cùng các bài giảng đạo đức, tập trung xoay quanh nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Môn tu luyện lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, và trở nên phổ biến rộng rãi vào năm 1999 ở Trung Quốc.

Bà Kong, giống như nhiều học viên Pháp Luân Công khác, không thể hình dung được rằng tháng 7/1999, Chính quyền Trung Quốc sẽ phát động một chiến dịch bức hại có ảnh hưởng sâu rộng, nhắm vào hàng trăm ngàn người, tống họ vào các trại tạm giam, trại lao động cưỡng bức và trung tâm tẩy não, nơi họ thường xuyên bị tra tấn.

Bà Kong nhớ lại rằng, cuộc kháng nghị ngày 25/4 diễn ra trong sự tĩnh lặng. Nhưng sau đó, vì để ngụy biện cho một cuộc đàn áp trên toàn quốc, chính quyền Trung Quốc đã nói nó là “cuộc bao vây” chính quyền trung ương.

Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tập trung trên phố Fuyou ở Bắc Kinh vào ngày 25/4/1999.
Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tập trung trên phố Phủ Hữu ở Bắc Kinh vào ngày 25/4/1999. (Ảnh minh họa của Minghui.org)

Trên vỉa hè của phố Phủ Hữu, con đường dẫn đến các khu phức hợp trụ sở chính của ĐCSTQ, bà nhìn thấy các sinh viên, giáo viên, nông dân, và công nhân xếp dài hàng dặm. Một người mẹ bế đứa con gái trên tay, một người cha đẩy chiếc xe đẩy trẻ em. Họ xếp thành những hàng dài dọc theo các bức tường, đọc sách hoặc luyện các bài công pháp thiền định của Pháp Luân Công. Tình nguyện viên đi vòng quanh để thu gom rác từ mọi người. Các phương tiện giao thông vẫn lưu thông bình thường.

Chu Dung Cơ, khi đó là thủ tướng Trung Quốc, người ủng hộ cải cách kinh tế, đã đến gặp các học viên. Bà Kong là một trong số ít những người mà ông Chu chọn ngẫu nhiên để vào bên trong nói lên đề xuất của nhóm, trong đó bao gồm việc thả các học viên Thiên Tân và dỡ bỏ lệnh cấm xuất bản sách. Khi vào trong, bà đã chuyển các yêu cầu đến các quan chức của Văn phòng Thỉnh nguyện quốc gia và Văn phòng Trung ương Đảng, đồng thời đưa cho họ quyển sách “Chuyển Pháp Luân” nhỏ bỏ túi, cuốn sách chính của môn tu luyện.

Vài giờ sau đó, các học viên Thiên Tân đã được thả ra. Đến 9 giờ tối cùng ngày, các học viên bên ngoài được thông báo rằng chính quyền đã đồng ý với yêu cầu của họ, và vì vậy ông Chu và mọi người khác đã thu xếp và rời đi.

 

Nhưng chưa đầy 3 tháng sau, ngày 20/7/1999, chính quyền đã phát động cuộc bức hại đẫm máu đối với môn tu luyện. Việc này bao gồm một chiến dịch tuyên truyền khổng lồ, với các chương trình bài xích, bôi nhọ Pháp Luân Công liên tục được phát sóng trên kênh truyền hình nhà nước Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV cho hàng trăm triệu người xem trong nhiều tháng.

Không lâu sau, nơi làm việc của bà Kong đã đóng băng quỹ hưu trí của bà và họ được chỉ đạo tổ chức các ban tẩy não, ép buộc bà Kong và những người khác phải từ bỏ đức tin của họ.

Bà Kong trốn tới các nơi khác của Trung Quốc, và bà không thể trở về nhà trong gần một thập kỷ. Bà giữ nhà cho những người bà quen để đổi lại có chỗ ở, đôi khi mỗi nơi chỉ được ở lại trong vài ngày.

Ngày 20/11/2001, có 36 học viên Pháp Luân Công người phương Tây đã đến quảng trường Thiên An Môn kháng nghị ôn hòa, cùng giơ cao tinh thần “Chân – Thiện – Nhẫn
Ngày 20/11/2001, có 36 học viên Pháp Luân Công người phương Tây đã đến quảng trường Thiên An Môn kháng nghị ôn hòa, cùng giơ cao tinh thần “Chân – Thiện – Nhẫn” (Ảnh qua Minh Huệ)

Tháng 6/2000, để phản bác thông tin cho rằng môn tu luyện đã bị xóa bỏ, bà Kong đã tới Quảng trường Thiên An Môn luyện các bài công pháp, với hy vọng cho mọi người thấy rằng họ vẫn không bị cuộc đàn áp làm lay chuyển. Ngay sau đó, cảnh sát đã bắt giữ và tạm giam bà trong hơn 10 ngày. Bà từ chối khai tên và tiến hành tuyệt thực, vì thế các lính canh đã đưa một cái ống xuống cổ để ép bà phải ăn.

Các lính canh bảo: “Chúng tôi có cách để biết được tên cô. Chúng tôi có thể nhét giấy vô mũi cô và làm cô nghẹt thở đến chết”, bà Kong nhớ lại.

Vì sợ liên lụy cho đứa con trai, chồng bà đã yêu cầu ly hôn vào năm 2000. Dù vậy, cảnh sát vẫn không ngừng sách nhiễu gia đình bà trong những năm sau đó, và họ vẫn tiếp tục cố gắng truy tìm nơi ở của bà. 

Bà Kong nói: “Ông ấy nghĩ rằng chúng tôi có thể tái hôn sau khi cuộc bức hại kết thúc. Khi tôi xin lỗi vì không thể cho ông ấy một gia đình trọn vẹn, ông bảo tôi đừng lo cho ông… và hãy tiếp tục tu luyện.”

Bà Kong hiện đang sống ở Hoa Kỳ, bà cho biết ĐCSTQ vẫn không thay đổi bản chất dối trá của nó, bằng chứng là những bê bối trong việc xử lý các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông vào năm ngoái và sự bưng bít gần đây về sự bùng phát của virus Trung Cộng.

Bà nói: “Người bạn đại học của tôi nói với tôi rằng điều gì mà bị chính quyền Trung Quốc phản đối thì điều đó ắt hẳn là điều tốt”.

Trang web Minh Huệ (Minghui.org), một trang thông tin có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên ghi chép lại cuộc bức hại, đã ghi nhận cái chết của 4.406 học viên trong cuộc bức hại, và hiện nay cuộc bức hại này vẫn đang tiếp diễn. Trang web lưu ý rằng dữ liệu này chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi” do sự kiểm duyệt rộng rãi và những khó khăn trong việc thu thập thông tin ở Trung Quốc.

Trang web Minh Huệ đưa tin, năm ngoái gần 10.000 học viên trên khắp 291 thành phố của Trung Quốc đã bị bắt giữ hoặc sách nhiễu. Số tiền phạt tổng cộng đã vượt quá 1,04 triệu đô la.

Sau nhiều năm trôi dạt, năm 2015 bà Kong đã đến thăm con trai và xin tị nạn ở Hoa Kỳ. Con trai bà hiện đang làm việc tại New York.

Bà nói: “Chỉ sau khi đến Mỹ, tôi mới thật sự có được phẩm giá của một con người”.

Hoàng Anh - Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP