Điểm lại những gương mặt tham gia trong tội ác thảm khốc tại Trung Quốc suốt 22 năm qua

Điểm lại những gương mặt tham gia trong tội ác thảm khốc tại Trung Quốc suốt 22 năm qua

Điểm lại những gương mặt tham gia trong tội ác thảm khốc tại Trung Quốc suốt 22 năm qua

Điểm lại những gương mặt tham gia trong tội ác thảm khốc tại Trung Quốc suốt 22 năm qua

Điểm lại những gương mặt tham gia trong tội ác thảm khốc tại Trung Quốc suốt 22 năm qua
Điểm lại những gương mặt tham gia trong tội ác thảm khốc tại Trung Quốc suốt 22 năm qua
Thứ sáu, 27-12-2024 07:40, (GMT+07:00)
Điểm lại những gương mặt tham gia trong tội ác thảm khốc tại Trung Quốc suốt 22 năm qua

Vào ngày 20/7/1999, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã phát động đàn áp Pháp Luân Công và bức hại hàng chục triệu học viên của môn tu luyện này, tạo ra một thảm họa nhân quyền chưa từng có.

Dưới chỉ thị “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” của Giang, một số lượng lớn những người tu luyện lương thiện vì không từ bỏ đức tin mà đã bị bức hại đến chết, bị thương, tàn tật hoặc thậm chí bị mổ cướp nội tạng, hàng triệu người bị giam giữ bất hợp pháp, bắt cóc, bỏ tù, kết án, bị đuổi việc, đuổi học, lục soát, sách nhiễu, phân biệt đối xử, tịch thu tài sản, tống tiền… một cách vô lý đã khiến vô số gia đình phải chịu đựng vô vàn đau khổ và bất bình.

 

Vào ngày 10/7/2021, hàng trăm học viên Pháp Luân Công từ khu vực New York đã tổ chức một cuộc biểu tình ở Goshen, New York, yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại tàn khốc kéo dài 22 năm đối với Pháp Luân Công. (Nguồn: Zhang Jingyi / The Epoch Times)

 

Để thực hiện cuộc đàn áp, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, “Phòng 610” đã toàn diện chỉ đạo và tuyên truyền, các bên công an, kiểm sát, tư pháp, nhà tù và các bộ phận khác cùng cấu kết thực hiện các hoạt động đàn áp phi pháp, tạo thành một bầu không khí bức hại tràn ngập dối trá, cưỡng chế chính trị, đảo lộn thiện ác, trắng đen. Tập đoàn bức hại của Giang đã sử dụng việc đàn áp Pháp Luân Công như một tiêu chí để lập công, khen thưởng, khiến một số lượng lớn người vì lợi ích mà bán rẻ lương tâm. Từ cán bộ cấp phó quốc gia, cấp tỉnh, cấp bộ đến cán bộ công an, kiểm sát, pháp luật, trại giam, cảnh sát, cho đến các bác sĩ ghép tạng và các tầng lớp nhân dân khác, nhiều người đã tham gia và hợp tác với cuộc bức hại ở nhiều mức độ khác nhau, trở thành thủ phạm, tòng phạm hoặc đồng lõa góp phần vào cuộc bức hại. Đồng thời, đẩy mặt bằng đạo đức của toàn xã hội tuột dốc nghiêm trọng.

 

1. Ủy ban Chính trị và Pháp luật và “Phòng 610” cầm đầu cuộc đàn áp


Vào ngày 10/6/1999, theo chỉ thị của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập “Nhóm lãnh đạo Trung ương để xử lý các vấn đề về Pháp Luân Công” và một cơ quan thường trực, trực thuộc là “Văn phòng Nhóm lãnh đạo Trung ương về Pháp Luân Công”, tức là “Phòng 610″ trung ương. Trong những tháng tiếp theo, các chi nhánh của “Phòng 610″ lần lượt được thành lập trên khắp Trung Quốc. 

Tổ chức “Phòng 610″ là cơ quan phi pháp của ĐCSTQ vượt trên cả luật pháp, có quan hệ chặt chẽ với Ủy ban Chính trị và Pháp luật ĐCSTQ, thực hiện chính sách tiêu diệt “nghiền nát Pháp Luân Công” của Giang Trạch Dân, đồng thời chỉ đạo và thực hiện cuộc đàn áp một cách toàn diện. “Phòng 610″ đã thiết lập các “lớp cải tạo” ở nhiều nơi để thực hiện tẩy não bắt buộc và tra tấn tinh thần đối với những người kiên trì tu luyện, và thậm chí tiêm thuốc tâm thần cho họ. Ngoài ra, “Phòng 610″ còn thao túng các phương tiện truyền thông, biên tạo tin đồn, vu cáo, kích động thù địch, và yêu ma hóa Pháp Luân Công.

Tính đến ngày 12/6/2018, Tổ chức Quốc tế Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã phát hành 11 đợt danh sách truy tìm, với tổng số 38.843 đơn vị và 83.836 người chịu trách nhiệm, trong số đó, 8.147 người nằm trong hệ thống “Phòng 610”.

Vào ngày 12/5/2021, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với ông Dư Huy (Yu Hui), cựu Giám đốc “Phòng 610” Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Cùng ngày, ngoại trưởng Blinken cho biết: “Hôm nay, tôi tuyên bố, căn cứ vào Điều 7031(c) của ‘Đạo luật Hành động nước ngoài và Kế hoạch phân bổ ngân sách liên quan’ năm 2021, nhận định Dư Huy – cựu Giám đốc cái gọi là ‘Nhóm lãnh đạo trung ương phòng chống và xử lý tà giáo’ của thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã xâm phạm nghiêm trọng nhân quyền, tức tùy ý bắt giữ người tập Pháp Luân Công. Dư Huy và người có quan hệ thân thuộc trực hệ với ông ta không có tư cách vào nước Mỹ.”

Theo dữ liệu và thông tin do trang Minh Huệ của Pháp Luân Công (minghui.org) công bố, cho đến nay, số vụ việc các quan chức của hệ thống “Phòng 610” trên khắp Đại Lục gặp quả báo đã vượt quá con số 10.000. Vì vậy, “Phòng 610” này còn có tên khác là “Phòng vong mạng”.

>> Ít nhất 674 người gặp vận rủi vì tham gia đàn áp Pháp Luân Công tại Trường Xuân

Ví dụ, Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh, bị kết án 15 năm tù vào ngày 12/12/2013, một trong những chức danh bí mật của ông ta đã được chính thức công bố: Phó Tổ trưởng Tổ lãnh đạo “Ngăn ngừa và xử lý các vấn đề tôn giáo X” Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ và giám đốc “Phòng 610″.

Dương Xuân Duyệt (Yang Chunyue), giám đốc “Phòng 610″ thành phố Xích Phong, Nội Mông , qua đời vì bệnh ung thư vào tháng 3/2014. Vào đầu năm 2005, con trai 28 tuổi của Dương Xuân Duyệt, là Dương Chí Tuệ, đã thiệt mạng thảm thiết trong một vụ tai nạn xe hơi. Bà Dương khóc ròng hơn một tháng, kêu trời hỏi: “Ta khuyết đức gì mà xảy ra bi kịch như vậy?”

 
2. Nhân viên chấp pháp của công an, kiểm sát, tư pháp vi phạm pháp luật


Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ đã khống chế công an, viện kiểm sát và tòa án ở nhiều địa phương bức hại điên cuồng các học viên Pháp Luân Công, làm nổi bật tính phi pháp và tàn khốc của cuộc đàn áp.

Dưới đây là hai ví dụ: 

Vào tối ngày 11/3/2003, Lôi Chấn Trung (Lei Zhenzhong), lúc đó là đội trưởng Đội Quốc An thuộc Sở Công an Hành Dương, đã dẫn cảnh sát bắt cóc học viên Pháp Luân Công Trần Tương Duệ (Chen Xiangrui) đưa đến Cục Công an thành phố. Một nhóm cảnh sát đã sử dụng dùi cui điện, búa sắt và gậy cao su đánh đập dã man khiến anh Trần bị vỡ sọ, xuất huyết nội sọ và tất cả các cơ quan nội tạng đều bị tổn thương. Anh Trần đã qua đời vào sáng ngày 12/3 lúc mới 29 tuổi.

Theo báo cáo từ Minh Huệ, vào ngày 21/11/2017, hai học viên Pháp Luân Công lớn tuổi ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã bị đưa ra xét xử phi pháp. Chủ tọa phiên tòa Miêu Thụy Sinh (Miao Ruisheng) đã đe dọa họ trước phiên tòa: “Còn nói Pháp Luân Đại Pháp tốt một lần nữa, tao sẽ ném vào lò hỏa táng! “

Hệ thống công an là thủ phạm trực tiếp của cuộc đàn áp này. Các cơ quan công an thực hiện toàn diện và cụ thể các việc bất hợp pháp: giám sát, khám xét nhà, bắt cóc, giam giữ trái phép, đánh đập, cải tạo lao động, tẩy não, tra tấn, ép buộc đưa vào bệnh viện tâm thần, và cướp, tống tiền, tước đoạt tài sản và quyền cá nhân hợp pháp của các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 13/7/2021, Minh Huệ đưa tin, Sở Công an tỉnh Thiểm Tây có 5 giám đốc (Triệu Anh Vũ, Hồ Thái Bình, Vương Duệ, Đỗ Hàng Vĩ, Hồ Minh Lãng), là những người tiếp tục thực hiện chính sách tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân. Thời kỳ 5 người này đảm nhiệm chức vụ, trong khoảng thời gian từ ngày 20/7/1999 đến tháng 9/2020, ít nhất 40 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Thiểm Tây đã bị bức hại đến chết (không bao gồm những người bị tra tấn đến chết trong nhà tù và trại lao động); 467 người (lượt) bị lao động cải tạo bất hợp pháp; 322 người (lượt) bị bắt bất hợp pháp; 411 người (lượt) bị giam giữ bất hợp pháp trong trung tâm tẩy não; 1787 người (lượt) bị bắt cóc; 677 người (lượt) bị quấy rối và cướp đoạt tài sản bất hợp pháp; 24 người bị giam giữ bất hợp pháp tại bệnh viện tâm thần An Khang; 523 người (lượt) phải chịu không ít hơn 25 kiểu tra tấn trong thời gian bị cơ quan công an giam giữ (không bao gồm nhà tù và trại lao động).

Vào tháng 1/2018, Epoch Times đã công bố “Hồ sơ về hai trăm giám đốc công an ĐCSTQ gặp quả báo”. Nội dung cho biết, theo tổng hợp các báo cáo trên Minh Huệ, từ tháng 7/1999 đến năm 2017, 100 cục trưởng cục công an và 100 trưởng sở công an đã gặp phải quả báo. Số liệu cũng cho thấy nơi nào cuộc bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng, thì nơi đó càng có nhiều người bị quả báo.

Vào ngày 7/6/2018, Đỗ Mẫn (Du Min), cựu Phó thị trưởng thành phố Côn Minh, Vân Nam, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và là Giám đốc Công an Côn Minh ba nhiệm kỳ, bị kết án 11 năm rưỡi tù giam vì tội nhận hối lộ vượt quá 10 triệu Nhân dân tệ. Vào tháng 3/2016, khi Đỗ Mẫn bị điều tra, ông ta nói trong bản thú tội của mình: “Ăn năn, hối cải!” Ông ta nói: “Sau khi tôi bị điều tra, mẹ tôi tức giận đến chết. Cha tôi đã 86 tuổi, đợi đến lúc tôi ra tù, có lẽ không kịp gặp mặt ông.”

Công chúng Trung Quốc có thể không biết rằng Tổ chức Quốc tế Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công đã ban hành ít nhất 4 thông báo về các vụ bắt cóc và giam giữ bất hợp pháp học viên Pháp Luân Công ở Côn Minh từ năm 2010 đến năm 2016. Đỗ Mẫn bị liệt kê là người có liên quan chịu trách nhiệm số một.

Vào ngày 31/8/2018, Niếp Tác Khôn (Nie Zuokun), khi đó là phó thị trưởng thành phố Yên Đài, bí thư thành ủy kiêm giám đốc Sở Công an thành phố “ngã ngựa”. Trước đây, Niếp đã nhiều lần bị Tổ chức Quốc tế Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công thông báo truy xét vì bức hại các học viên. Do một đợt bức hại các học viên Pháp Luân Công địa phương khác của cảnh sát ở thành phố Thọ Dương, tỉnh Sơn Đông, ngày 9/6/2008, Đài truyền hình Tân Đường Nhân ở nước ngoài đã phỏng vấn Niếp Tác Khôn với tư cách là giám đốc Sở Công an thành phố Thọ Dương, lúc đó ông ta còn quát to: “Tôi chính là muốn đuổi cùng giết tận họ (học viên Pháp Luân Công).”

Cựu Phó chủ tịch Ủy ban Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Cục trưởng Cục Công an thành phố Thiên Tân, Vũ Trường Thuận (Wu Changshun), lúc tại vị còn đi theo Giang Trạch Dân, đích thân triển khai cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân, gây ra không biết bao nhiêu tội ác, rồi đến lúc cũng phải nhận quả báo. Ngày 27/5/2017, Vũ Trường Thuận bị kết án tử hình với mức án tử hình treo và tù chung thân không ân giảm.

Dương Thế Hồng (Yang Shihong), nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Vũ Hán kiêm Giám đốc Công an, nhậm chức trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 16 vào năm 2002. Khi đó, ông ta đã ra lệnh cho toàn thành phố và các quận tiếp tục bắt cóc các học viên Pháp Luân Công, sau đó cưỡng bức tẩy não họ. Ông ta còn quy định cứng nhắc “tỷ lệ cải tạo” của lớp tẩy não phải đạt từ 85% trở lên, tra tấn dã man những người không chịu “chuyển hóa” (từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công), khiến một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công ở Vũ Hán bị thương và tàn tật trong thời gian ở lớp tẩy não, một số người đã chết ngay sau khi trở về nhà.

Dương Thế Hồng muốn đạp trên vết máu của các học viên Pháp Luân Công để leo lên, nhưng tính toán không thành. Năm 2003, Dương Thế Hồng bị cách chức và bị điều tra, sau đó bị bắt vào ngày 1/1/2004. Đến tháng 6/2005, ông ta bị kết án tử hình với mức án treo về các tội tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ, tước quyền lợi chính trị suốt đời, và bị tịch thu tài sản 1,3 triệu Nhân dân tệ, phiên sơ thẩm thứ hai giảm xuống tù chung thân. Trong thời gian bị giam giữ, Dương Thế Hồng đã 3 lần cố gắng tự tử.

Theo một báo cáo trên Minh Huệ vào ngày 7/11/2018, theo tin tức Internet của ĐCSTQ, trong năm 2017, 361 cảnh sát trên toàn quốc đã chết khi đang thi hành công vụ, trong đó 40 người là  giám đốc sở công an và giáo viên chuyển hóa, chiếm 11% tổng số số cảnh sát thiệt mạng trong cả năm. Độ tuổi trung bình của 40 người này là 42,7 tuổi, nguyên nhân gây tử vong bao gồm đột quỵ xuất huyết mạch máu não và tai nạn giao thông…

Báo cáo chỉ ra, 40 giám đốc sở công an và giáo viên chuyển hóa này đều tham gia vào “hoạt động gõ cửa” của Bộ Công an năm đó, liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp bắt cóc, lục soát, theo dõi, giám sát, ngụy tạo bằng chứng giả, tra tấn ép cung và xét xử phi pháp… Kết cục bi thảm của họ chính là kết quả của việc tích cực thực hiện chính sách đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân.

Ngoài ra, một số thẩm phán cũng gặp tai họa vì tham gia bức hại người tu luyện. Vào giữa tháng 2/2009, Trương Văn (Zhang Wen), thành viên ủy ban xét xử kiêm phó chủ tịch Tòa án quận mới Thẩm Bắc, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, bị đột phát bệnh não lạ và chết trên đường đến Bắc Kinh điều trị. Trước đó, ông ta vừa tham gia xử trọng án bất hợp pháp đối với 4 học viên Pháp Luân Công (10 năm đối với học viên Vương Tố Mai, 11 năm đối với học viên Hề Thường Hải, 8 năm đối với học viên Tông Ngọc Thư và 6 năm đối với Hoắc Đức Phúc).

Ngạc An Phúc (E Anfu), thẩm phán của Tòa án quận Thẩm Bắc mới của thành phố Thẩm Dương, đã lén lút kết án năm học viên Pháp Luân Công với mức án nặng từ 3 đến 8 năm vào năm 2001. Vào ngày 18/2/2011, Ngạc An Phúc bị xuất huyết não và qua đời 2 tháng sau đó ở tuổi 45. Theo báo cáo, trước khi chết, Ngạc An Phúc đã nhiều lần nói với người nhà: “Hãy đi tìm các học viên Pháp Luân Công! Đi tìm các học viên Pháp Luân Công!”. Ông ta cũng đã hối hận về tội ác của mình với các học viên.

 

3. Tội ác của hệ thống nhà tù


Hệ thống nhà tù của ĐCSTQ là mắt xích chính của cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tất cả các loại tra tấn và “chuyển hóa” bạo ngược đều diễn ra bên trong các bức tường cao của nhà tù ở khắp các địa phương. Bộ tư pháp của ĐCSTQ đã hạ lệnh đạt các chỉ số “chuyển hóa” đối với các nhà tù. Các nhà tù ra sức bức hại các học viên Pháp Luân Công được đánh giá là “tiên tiến” và những người quản lý tích cực bức hại được “khen thưởng”. Các cai ngục đã sắp xếp cho các tù nhân “túi kẹp” (cùng ăn ở sinh hoạt và theo dõi từng hành động cử chỉ của người bị giám sát), sử dụng điểm thưởng như một biện pháp kích thích để khiến họ canh gác nghiêm ngặt và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công. Trong 22 năm qua, Minh Huệ đã xuất bản một số lượng lớn các báo cáo liên quan, vạch trần tội ác ra ánh sáng.

Đường Bách Kiều: Sách báo cáo nhân quyền Pháp Luân Công là ánh sáng trong bóng tối
Vào đầu tháng 6/2009, tại nhà tù Sơn Đông, quận trưởng lúc đó là Trương Lỗi Quang (Zhang Leiguang), giáo viên chuyển hóa Lý Vĩ (Li Wei), quản ngục Trần Nham (Chen Yan) và những người khác đã chỉ đạo phạm nhân đánh học viên Pháp Luân Công Lữ Chấn (Lu Zhen). Các tù nhân đấm đá anh Lữ, sử dụng hết các thủ đoạn tra tấn, liên tục bức hại anh Lữ trong hơn 10 ngày. Đến mức khi anh Lữ đang hấp hối, cả tay và chân của anh đều bị trói vào nhau và treo ngược lên. Vào tối ngày 20/6/2009, học viên Lữ Chân, 33 tuổi, đã bị tra tấn đến chết, tình cảnh thảm thương không kể xiết.

Vào năm 2019, học viên Pháp Luân Công Mạc Kỳ Binh (Mo Qibing) ở Hồ Nam bị kết án bất hợp pháp vì đã nói chuyện với người dân về sự thật cuộc bức hại và bị giam tại nhà tù số 2. Trong thời gian này, anh đã viết một thư khiếu nại lên lãnh đạo nhà tù để phản ánh tình hình ngược đãi mà anh phải chịu đựng với các hình thức tra tấn như điện giật… Cảnh sát Tôn Hồng Trình (Sun Hongcheng) tuyên bố: “Những cái mà chúng tôi có chính là thủ đoạn, không chịu chuyển hóa thì sẽ tra tấn đến chết.”

Trong nhà tù nữ Trùng Khánh, trưởng trại giam, giáo viên chuyển hóa và những người khác hướng dẫn các tù nhân cách “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công. Họ thường nói: “Đánh chết ngươi thì ai làm chứng cho ngươi? 80 nhân dân tệ là hỏa thiêu xong hết.”

Tại khu vực nhà tù thứ tám của Nhà tù nữ tỉnh Cát Lâm, phạm nhân phạm tội giết người Lý Minh Hoa (Li Minghua) đã từng đe dọa các học viên: “Chính phủ có chỉ tiêu, đánh chết cũng không sao.” Một nữ phạm nhân “túi kẹp” từng được cảm hóa bởi lòng tốt của các học viên Pháp Luân Công, đã khóc và nói với một học viên bị cô đánh rằng cô không muốn đối xử với Pháp Luân Công như vậy, nhưng không có cách nào khác. Một lần, nữ phạm nhân “túi kẹp” này nói với một phạm nhân mới rằng học viên Pháp Luân Công là những người có đạo đức thực sự, còn chúng ta mới là những tù nhân thất đức, nhưng nếu chúng ta không làm như vậy thì làm sao có thể giảm án đây?

Cựu luật sư Bắc Kinh Lại Kiến Bình (Lai Jianping) đã nói với Epoch Times rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ không chỉ là “phi pháp” mà còn là “vô nhân đạo và táng tận lương tâm”. Các nhà tù và các tổ chức liên quan liên quan đến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, bất luận là người ra lệnh, hay là người làm theo lệnh, từ trên xuống dưới, cuối cùng đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm.

 

Bốn, hoạt động mờ ám mổ cướp nội tạng sống


Năm 2006, nhân chứng Annie tiết lộ với báo chí nước ngoài rằng chồng cũ của cô đã lấy giác mạc của khoảng 2.000 học viên Pháp Luân Công Đại Lục còn sống. Annie xuất hiện để làm chứng, cô hy vọng rằng mình có thể nói ra sự thật và chuộc lỗi thay chồng cũ đang mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Bà Annie, vợ của cựu bác sĩ phẫu thuật đã lấy đi giác mạc của 2.000 học viên Pháp Luân Công còn sống, cùng với nhân chứng thứ hai tên là Peter, là những người đầu tiên phơi bày tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng. (Nguồn: minghui.org)
 

Luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada David Matas đã điều tra hoạt động mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ trong nhiều năm. Ông từng nói rằng số ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc là lớn nhất thế giới, theo báo cáo mới nhất do ông và ông David Kilgour công bố vào tháng 6/2016, ĐCSTQ thực hiện từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép mỗi năm. Nhiều người hiến tạng như vậy là từ nguồn nào? ĐCSTQ chưa bao giờ đưa ra một lời giải thích hợp lý.

Tối 30/10/2016, luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas và cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách vấn đề châu Á-Thái Bình Dương David Kilgour đã tổ chức họp báo công bố chứng cứ mới về tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.


Vào ngày 19/5/2016, Tổ chức Quốc tế Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công đã công bố một báo cáo tổng hợp hơn 210.000 từ. Dựa trên một số lượng lớn các cuộc điều tra và ghi âm qua điện thoại cùng các dữ liệu và bằng chứng khác, tổ chức này đã kết luận: Việc thu hoạch trực tiếp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống là một tội ác có quy mô toàn Trung Quốc do Giang Trạch Dân cầm đầu.

Vào ngày 17/6/2019, “Tòa án Nhân dân Độc lập” do Chánh án Anh, Ngài Geoffrey Nice làm chủ tọa đã tuyên bố phán quyết cuối cùng tại London, kết luận về tội ác mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm của ĐCSTQ, thời gian gây án kéo dài, số lượng nạn nhân đông đảo, trong đó các học viên Pháp Luân Công là nguồn cung cấp nội tạng chính. Phán quyết này đã thu hút chú ý cao độ từ ngoại giới, hơn 30 hãng truyền thông chính thống ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á và Úc đã đưa tin về sự kiện này.


Ngài Geoffrey Nice (giữa) tại Tòa án độc lập. (Ảnh: China Tribunal)

Vào ngày 3/12/2019, Minh Huệ đưa tin, học viên Pháp Luân Công Hà Lập Phương (He Lifang), cư dân của thành phố Tức Mặc, Thanh Đảo, đã bị tra tấn đến chết. Vào ngày 5/5/2019, ĐCSTQ đã lừa học viên Hà đến đồn cảnh sát với lý do lấy thẻ căn cước để bắt giữ bất hợp pháp. Trong thời gian bị giam giữ phi pháp, tình trạng thể chất của anh Hà suy sụp nhanh chóng. Vào ngày 3/7, người nhà nhận thông báo qua điện thoại rằng anh Hà đã qua đời. Khi gia đình nhìn thấy hài cốt, họ nghi ngờ anh Hà đã bị mổ lấy nội tạng vì trên ngực anh có vết khâu, hõm ở lưng và các vết rạch, biểu hiện đau đớn, miệng há hốc, có vết máu ở trong mũi và miệng.

Vào ngày 26/2/2021, chuyên gia ghép tạng Tang Vận Kim (Zang Yunjin) của Trung Quốc Đại Lục qua đời, theo những người trong cuộc, ông ta đã nhảy lầu chết. Trước khi qua đời, Tang Vận Kim từng là trưởng Viện Nghiên cứu Cấy ghép và Hiến tặng Nội tạng thuộc Khoa Y của Đại học Thanh Đảo, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của Bệnh viện Trực thuộc Đại học Thanh Đảo.

Trang web Đại Lục “Giới Y Khoa” đưa tin: “Tang Vận Kim đã từng là trưởng khoa cấy ghép gan của nhiều bệnh viện ở Sơn Đông và Bắc Kinh. Kể từ năm 2000, số lượng và chất lượng của các ca ghép gan do Tang Vận Kim và bệnh viện thực hiện đều là số 1 ở địa phương.”

Nhảy lầu tự sát là một bi kịch đau đớn, nhưng nhiều bác sĩ cấy ghép tạng đã lựa chọn kết cục này. Vào tháng 5/2007, Lý Bảo Xuân (Li Baochun), một chuyên gia cấy ghép nội tạng nổi tiếng tại Đại học Quân y số hai Thượng Hải, đã chết do nhảy từ tầng 12 của tòa nhà ghép thận của bệnh viện. 

Năm 2010, “thủy tổ” ngành ghép thận Trung Quốc Lê Lỗi Thạch (Li Leishi), 84 tuổi, nhảy khỏi nhà riêng 14 tầng ở thành phố Nam Kinh.

Ngày 24/3/2014, Trương Thế Lâm (Zhang Shilin), phó chủ nhiệm Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Ung bướu Thượng Hải, đã nhảy từ cửa sổ phòng làm việc của mình ở tầng 8, tử vong tại chỗ.

Theo trang web của Tổ chức Quốc tế Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), chuyên gia ghép tạng Tang Vận Kim bị tình nghi tham gia vào tội ác mổ cướp nội tạng sống và bị liệt vào danh sách đối tượng điều tra. Vậy, cái chết kỳ lạ của ông ta có liên quan đến bí mật mổ cướp nội tạng sống hay đó là biểu hiện của quả báo?

Vài ngày trước, người đứng đầu Tổ chức Quốc tế Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông Uông Chí Viễn (Wang Zhiyuan) đã phát biểu tại một cuộc mít-tinh nhân kỷ niệm 22 năm chống bức hại: “Từ ngày 9/3/2006, một ngày sau khi tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ bị phanh phui ra quốc tế, lần đầu tiên, một cuộc điều tra có hệ thống đối với Trung Quốc Đại Lục đã bắt đầu. Tính đến tháng 7/2020, 730 bằng chứng khảo sát qua điện thoại được ghi lại và hơn 2.000 bằng chứng tài liệu đã được công bố, bao gồm cả việc thu thập bằng chứng trực tiếp về sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ vào hoạt động mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Đối tượng thu thập chứng cứ bao gồm 5 Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị Trung ương ĐCSTQ và một số quan chức cấp cao như Phó Chủ tịch Quân ủy, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Tổng cục Hậu cần Quân giải phóng nhân dân cùng 45 giám đốc, trưởng khoa, bác sĩ…của 41 bệnh viện ghép tạng trên cả nước.”

 
5. Các phương tiện truyền thông bịa đặt dối trá để kích động thù hận


Vào thời điểm ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, các phương tiện truyền thông đã ngụy tạo rất nhiều lời nói dối, vu khống người sáng lập, vu khống Pháp Luân Công, nhằm kích động thù hận trong và ngoài nước, dẫn đến một số lượng lớn người dân hiểu sai về Pháp Luân Công và thù địch với các học viên. Những lời nói dối như cái gọi là “1400 vụ án” và “vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” đã được lan truyền rộng rãi, tác động của chúng là vô cùng tồi tệ và kéo dài.

Là người dẫn chương trình phát sóng trên mạng tin tức của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), La Kinh (Luo Jing) đã phát sóng rất nhiều nội dung phỉ báng và công kích Pháp Luân Công. Năm 2008, La Kinh mắc bệnh ung thư hạch và qua đời năm 2009 ở tuổi 48.

Chuyên mục “Phỏng vấn tiêu điểm” của CCTV đã sản xuất một số lượng lớn các chương trình đặc biệt để dàn dựng và vu khống Pháp Luân Công, bao gồm cả “Vụ tự thiêu Thiên An Môn” tự biên tập và đạo diễn. Nhà sản xuất chính Trần Manh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày vào tháng 3/2008. Bị căn bệnh dày vò đến mức quyết định từ bỏ việc điều trị, Trần Manh qua đời 9 tháng sau đó ở tuổi 47.

VIDEO - 10 năm vạch trần vụ tự thiêu giả của chính quyền Trung Quốc


6. Tỉnh Thức và Hối cải


Trong những năm qua, không ít nhân viên “Phòng 610”, công an, kiểm sát, tư pháp đã cảm nhận được sự tốt đẹp của các học viên và vẻ đẹp của môn tu luyện khi họ tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công, cũng từ đó nhận ra sự tà ác của cuộc bức hại, vì vậy họ đã ăn năn và ngừng tiếp tục hành động như một công cụ của bạo quyền.

Vào ngày 8/6/2005, ông Hác Phượng Quân (Hao Fengjun), cựu quan chức Phòng 610 của Sở Công an Thiên Tân, đã rút khỏi ĐCSTQ và vạch trần cuộc bức hại của Phòng 610 đối với Pháp Luân Công. Ông nói với giới truyền thông: “Tôi long trọng tuyên bố rút khỏi ĐCSTQ, Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền phong. Những tổ chức này từ nay không liên quan gì đến tôi. Bởi vì khi gia nhập ĐCSTQ, tôi đã đặt nhiều kỳ vọng vào đảng, nhưng thực tế không như tôi tưởng tượng. Những gì ĐCSTQ đang thực hiện ở Trung Quốc Đại Lục là một nền thống trị đen tối, một chế độ không có nhân quyền.”

Vào tháng 8/2007, nhân viên “Phòng 610” Mã Văn ra tuyên bố rút khỏi đảng tại Trung tâm thoái đảng toàn cầu. Anh viết: “Tôi cực kỳ xấu hổ. Tôi là thành viên của ‘Phòng 610’ ở một quận ở Trung Quốc Đại Lục. Bởi vì không biết sự thật, tôi đã làm rất nhiều điều sai trái trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tiếp xúc với một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công, tôi hiểu và biết rằng họ đều là những người tốt. Tôi xin lỗi Sư phụ Pháp Luân Đại Pháp và xin lỗi các học viên Đại Pháp. Trong tương lai, tôi nhất định sẽ sử dụng sự thuận tiện trong công việc của mình để giúp đỡ Pháp Luân Công.”

Ngày 15/2/2016, Minh Huệ đưa tin, một lá thư từ một cơ sở “Phòng 610” ở tỉnh Sơn Đông gửi đến tờ báo đã thừa nhận: “Trong thời gian làm việc, tôi phát hiện ra rằng Pháp Luân Công thực sự đang dạy con người hướng thiện, an ủi tâm hồn và cấp cho con người năng lượng chính nghĩa. Nhưng tổ chức đảng đã ma quỷ hóa Pháp Luân Công, lừa dối mọi người và lừa dối tôi. Tôi hoang mang và cũng rất khổ tâm.”

Ngày 8/5/2016, Minh Huệ đưa tin, một cựu nhân viên “Phòng 610” ở Trung Quốc Đại Lục với sự thuyết phục ân cần của các học viên Pháp Luân Công, đã đọc sách “Chuyển Pháp Luân” (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) và cảm nhận được vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp. Anh nói: “Tôi không thể chịu đựng được khi nhìn lại quá khứ, điều này thường mang lại cho tôi cảm giác tội lỗi sâu sắc. Nỗi đau thấu tim hành hạ tôi. Tôi muốn cúi đầu thật sâu trước các học viên Pháp Luân Công mà tôi đã bức hại nói ngàn vạn lời xin lỗi.”

Vào ngày 22/7/2018, trang web thoái ĐCSTQ của thời báo Epoch Times đã đăng nội dung rút khỏi ĐCSTQ của một cảnh sát Hắc Long Giang: “Tôi là cảnh sát và đã nhiều lần tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công. Gần đây, tôi đã gặp một học viên Pháp Luân Công từng bị chúng tôi bức hại. Anh ấy nói: Tôi không ghét anh, tôi biết anh là một cảnh sát có lương tâm. Tất cả chúng ta đều là con cháu của Viêm Hoàng, và tôi thực lòng mong các anh hạnh phúc và bình an. ĐCSTQ tà ác bức hại Phật Pháp và bức hại những người tốt tin vào ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ nhất định sẽ gặp quả báo. Huống hồ là việc ĐCSTQ tham ô hủ bại, gây tai họa cho đất nước và người dân, anh cũng đã biết rất rõ ràng. Đừng để bị chôn vùi với tà ác, hãy mau rút khỏi đảng để được bình an.”

“Tôi biết về sự thối nát của ĐCSTQ, sẽ không có hy vọng. Chỗ chúng tôi có người mới thăng chức giám đốc, tôi nghe nói người đó chỉ là một viên chức đã bỏ tiền triệu ra để mua ghế. Các học viên Pháp Luân Công mà tôi đã bức hại trước đây còn thật tâm nghĩ cho tôi, thật khiến tôi cảm động. Tôi đã rút khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên quan, và không bao giờ bức hại người tốt nữa.”

 

Kết luận


Ngày nay, cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn chưa dừng lại, và thế giới cần phải nghiêm túc nhìn thẳng vào thảm họa này. Đây không chỉ là sự tàn sát những người có tín ngưỡng của một đảng cầm quyền, mà còn là sự chà đạp lên các giá trị phổ quát “Chân, Thiện, Nhẫn” và lương tâm con người bằng sự dối trá và bạo lực của ĐCSTQ.

Luật sư nhân quyền Trung Quốc Tạ Yến Ích (Xie Yanyi) tuyên bố rằng án oan Pháp Luân Công không chỉ liên quan đến các quyền cơ bản, nhân phẩm và số phận của những người theo Pháp Luân Công, “vấn đề này còn liên quan đến nhân đạo, công lý, liên quan đến lương tâm, vận mệnh và tôn nghiêm của mỗi đồng bào Trung Quốc chúng ta và thậm chí của toàn thể xã hội loài người!”.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố báo cáo thường niên của mình vào ngày 21/4/2021, trong đó đề cập đến việc ĐCSTQ tiếp tục bức hại Pháp Luân Công. Cùng ngày, ông Gary Bauer, một thành viên của ủy ban, nói với Epoch Times về trường hợp các học viên Pháp Luân Công cao tuổi bị bức hại nghiêm trọng được đăng trên Minh Huệ vào năm 2020: “Những báo cáo này cực kỳ đáng lo ngại và không thể chấp nhận được. Một quốc gia văn minh sẽ không làm những điều như vậy.”

Tất cả những kẻ sát nhân trong hệ thống ĐCSTQ phạm tội ác với những người tu luyện Phật Pháp đều không thể thoát khỏi bị trừng phạt vì tội lỗi của mình. Chỉ có thể là dừng làm việc ác, lấy công chuộc tội mới có thể giữ được tính mạng cho bản thân và xoay chuyển tình thế. Đối với tương lai của Trung Quốc, chỉ bằng cách ngăn chặn cuộc đàn áp và kết thúc tội ác thì pháp quyền và công lý mới có thể được khôi phục, và đạo đức xã hội mới có thể được hồi sinh.

 

VIDEO - Vì sao 70 triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công thập niên 1990? | Trí Thức VN

Theo Cao Nghĩa, Epoch Times

Đăng theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP