5 sự thật ít người biết về Phòng 610, một lực lượng bí mật ở Trung Quốc

5 sự thật ít người biết về Phòng 610, một lực lượng bí mật ở Trung Quốc

5 sự thật ít người biết về Phòng 610, một lực lượng bí mật ở Trung Quốc

5 sự thật ít người biết về Phòng 610, một lực lượng bí mật ở Trung Quốc

5 sự thật ít người biết về Phòng 610, một lực lượng bí mật ở Trung Quốc
5 sự thật ít người biết về Phòng 610, một lực lượng bí mật ở Trung Quốc
Thứ sáu, 27-12-2024 08:08, (GMT+07:00)
5 sự thật ít người biết về Phòng 610, một lực lượng bí mật ở Trung Quốc

Quan chức Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của nó, truyền thông phương Tây ít nói về nó, còn luật sư Trung Quốc so sánh nó với Cơ quan mật vụ của phát xít Đức.

Để đàn áp gần 100 triệu người thực hành theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, chính quyền Trung Quốc đã dùng đến các biện pháp tàn bạo nhất, một trong số đó là lực lượng bí mật: phòng 610.

Đây là lực lượng công an ngoài hệ thống pháp luật để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt Pháp Luân Công. Năm 1999, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân thành lập phòng 610 và công bố trong một bài phát biểu với nhiều cán bộ cao cấp khoảng 1 tháng trước khi chính thức cấm Pháp Luân Công ở nước này.

Dưới đây là 5 đặc điểm của lực lượng bí mật này:

1. Vượt trên pháp luật

Giang Trạch Dân đã cấp cho Phòng 610 nhiều quyền lực sâu rộng và được dùng đến “mọi phương thức cần thiết” để loại bỏ Pháp Luân Công. Luôn có một quan chức của Bộ Chính trị Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo Phòng 610. Trong đó có Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, chỉ đạo lực lượng này trong giai đoạn 2007-2012.

Nhà báo Ian Johnson của báo Wall Street là người đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc và qua đó giành giải thưởng Pulitzer vào năm 2001. Ông miêu tả công việc của Phòng 610 là “huy động dễ dàng các tổ chức điều hành xã hội của đất nước”.

Hoạt động trong một môi trường không bị trừng phạt, Phòng 610 tự cho mình quyền vượt trên pháp luật. Không cần thông qua tòa án hoặc Viện Kiểm sát, Phòng 610 ra lệnh cho công an các cấp xông vào nhà các học viên Pháp Luân Công, lục soát nhà cửa, bắt giữ và gửi họ vào các trung tâm tẩy não. Những tội ác này được thực hiện một cách lén lút.

 

 

2. Sử dụng tra tấn tàn bạo

Trong cuốn sách của luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh: “A China More Just”, ông miêu tả là bị sốc bởi sự dã man của Phòng 610.

Ông Cao viết sau cuộc điều tra năm 2005: “Hành động vô đạo đức làm tôi chấn động nhất chính là Phòng 610 và công an thường xuyên tấn công vào vùng kín của phụ nữ. Trong số những người bị ngược đãi, hầu hết vùng kín và ngực của phụ nữ và những phần kín của đàn ông đều bị tấn công tình dục một cách khiếm nhã nhất.” (Xem thêm)

Ngoài việc tra tấn dã man, các nhân viên Phòng 610 còn thực hiện việc đưa các học viên Pháp Luân Công đến các trại lao động và bắt cóc các học viên thẳng từ nhà họ đến các lớp tẩy não.

Ông Ian Johnson của báo Wall Street đã báo cáo vào năm 2000 rằng có nhiều học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết trong các trại “chuyển hóa cải tạo giáo dục” do Phòng 610 điều hành.

3. Tẩy não có hệ thống

Phòng 610 kiểm soát trực tiếp các trung tâm tẩy não, dưới tên gọi là “Trung tâm giáo dục pháp luật”. Tất cả những người bị giam giữ ở đây đều là các học viên Pháp Luân Công. Họ bị tra tấn một cách tàn bạo để ép buộc phải từ bỏ niềm tin của mình. Mỗi một phiên tẩy não thường kéo dài khoảng từ 15 ngày cho đến 2 tháng.

Hầu hết các trung tâm tẩy não thường được thiết lập ở những nơi vắng vẻ biệt lập, trong các tòa nhà ở xa khu vực thành phố, do đó những tiếng la hét đau đớn trong khi bị tra tấn đều không bị ai nghe thấy. Tất cả các cửa sổ đều có các chấn song bằng sắt.

Phòng “chuyển hóa” thường được đặt ở dưới tầng hầm. Các học viên đều bị cách ly với nhau, mỗi người bị giam ở trong xà lim có ba giường. Giường ở giữa là để cho học viên, hai giường còn lại để cho hai người có nhiệm vụ giám sát và tra tấn học viên. (Xem thêm)

4. Giao chỉ tiêu và phạt tiền viên chức

Khi Pháp Luân Công mới bị cấm, có nhiều người thờ ơ với chiến dịch này của ĐCSTQ. Dưới tình trạng như vậy, Phòng 610 triển khai nhiều kỹ thuật để gây áp lực các nhân viên cấp dưới và dân thường hợp tác.

Nhà báo Ian Johnson diễn tả một “hệ thống trách nhiệm” mà Phòng 610 đã thành lập. Theo đó, các viên chức địa phương bị phạt một số tiền khổng lồ nếu học viên trong địa phận của họ đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện với chính phủ.

Một biểu đồ năm 2002 từ Quảng Châu cho thấy một hệ thống phức tạp điểm thưởng và điểm trừ dựa theo sự hợp tác với Phòng 610. Trong số các điều được nêu ra có: “Bị trừ 8 điểm khi có một học viên không bị chuyển hóa”, còn nếu thất bại trong việc “thiết lập hồ sơ cá nhân của mỗi học viên Pháp Luân Công … thì bị trừ 3 điểm cho mỗi người”, và “mỗi lần có nhóm hơn ba người tụ họp để tập luyện nơi công cộng, thì bị trừ 5 điểm.”

Một biện pháp khác của Phòng 610 là áp đạt chỉ tiêu cho mỗi cấp dưới. Một chỉ tiêu tiêu biểu bao gồm con số các học viên cần phải bị bắt trong một giai đoạn thời gian. Các viên chức không đủ chỉ tiêu hàng năm phải đối diện với giáng chức hoặc có thể mất việc. (Xem thêm)

Thu thập tin mật của các học viên hải ngoại còn được nhiều tiền thưởng hơn. Các tin tức về đời sống cá nhân của các học viên, nếu được xem là có giá trị, sẽ đem đến cho họ 50.000 nhân dân tệ (hơn 6.000 USD). Một cựu viên chức phòng 610 nói ông ta “đích thân nhận được các tin tức mật về các học viên Pháp Luân Công tại Úc Châu, Mỹ, và Canada.”

5. Tuyên truyền phỉ báng

Tuyên truyền là một trong những chức năng cốt lõi của phòng 610, cả các cấp trung ương và địa phương. Một chiến dịch tuyên truyền toàn quốc đã được bộ máy chính quyền phát động để khiến người dân thù hận những học viên ôn hòa.

Giáo sư David Ownby của Đại học Montreal (Canada) viết rằng các phương tiện truyền thông của Trung Quốc “đã tung ra hàng trăm bài báo, sách và các báo cáo truyền hình chống lại Pháp Luân Công. Người dân Trung Quốc chưa từng chứng kiến sự việc quá mức như vậy kể từ thời kỳ Cách mạng Văn hóa”.

“Lửa giả” – bộ phim đưa ra ánh sáng sự thật về vụ tự thiêu giả mạo trên quảng trường Thiên An Môn (Ảnh: NTDTV)

Một ví dụ là chương trình “Tiêu điểm” được phát sóng vào giờ vàng của CCTV nhằm đưa tin các vấn đề xã hội hiện tại. Theo một báo cáo, từ năm 1999-2005, “Tiêu điểm” đã phát sóng 102 tập phim phỉ báng Pháp Luân Công. (Xem chi tiết)

Ác không thể thắng Thiện. Trong suốt 18 năm qua, có thể nói phòng 610 đã thất bại trong nhiệm vụ bí mật của họ. Hiện nay đang có gần 1 triệu người trên khắp thế giới đã khởi kiện và hưởng ứng khởi kiện Giang Trạch Dân. Ngay tại chính đất nước Trung Quốc, hơn 200 triệu người dân đã dũng cảm tuyên bố ly khai với cái ác, ủng hộ cái thiện, để giữ cho mình một tương lai tốt đẹp. Bởi vì bất cứ ai chống lại thiện, chính là tà ác.

Theo tansinh.net

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP