Tây Tạng là vùng đất chứa nhiều bí ẩn chưa được khám phá với 16.000 tu viện lớn nhỏ. Bên cạnh Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi tiếng nhất nằm ở trung tâm thủ đô Lhasa, thì Tu viện Labrang thuộc huyện Hạ Hà ở miền nam Cam Túc cũng rất đặc biệt. Nơi đây còn lưu lại truyền thuyết về việc Cứu thế chủ cứu vớt nhân loại vào thời khắc cuối cùng của lịch sử vũ trụ.
Với bầu trời xanh ngắt và những dãi đất bao la, những chỏm núi băng tuyết sừng sững, những dãy núi chập chùng trắng xoá, những mặt hồ bóng láng trải dài, những ruộng đồng chạy dài xa tít đến chân trời, người ta đến xứ Tây Tạng cũng giống như đang đi vào một bức tranh diễm tuyệt.
Tây Tạng vẫn luôn được xem như một vùng đất kỳ ảo của phương Đông huyền bí, là cao nguyên cao nhất thế giới thuộc dãy Hymalaya, là cái nôi của Phật giáo Tây Tạng, vốn mang rất nhiều điểm khác biệt với Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa ở những miền đất khác.
Xứ Tây Tạng nổi tiếng với những ngôi chùa và tu viện linh thiêng. Đặc biệt có những ngôi chùa mà người Tạng “tam bộ nhất bái” (đi ba bước bái một lần) hay “nhất bộ nhất bái” (đi một bước bái một lần) cả chặng đường dài dằng dặc lên chùa. Bên cạnh Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi tiếng nhất nằm ở trung tâm thủ đô Lhasa, thì Tu viện Labrang thuộc huyện Hạ Hà ở miền nam Cam Túc cũng là một điểm đến ẩn chứa thiên cơ huyền bí.
Labrang nằm cạnh con sông Đại Hạ, một nhánh của sông Hoàng Hà, quanh năm nước chảy miên man. (Ảnh: Shutterstock)
Tu viện Labrang được xây vào năm 1709 bởi một trong lục đại tông chủ của Hoàng Giáo trong Phật Giáo Tây Tạng. Vì đời thứ nhất và đời thứ hai xây chùa đều là các bậc đắc đạo thâm hiểu thiên cơ, nên cách tạo tượng của chùa Labrang cũng ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu.
Tại hậu điện phía Tây, bên cạnh đại sảnh đường trong tự viện thờ cúng một tượng đồng Đại Phật Di Lặc mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng, hai tay Phật đặt trước ngực. Theo lời giải đáp của vị Lạt Ma hướng dẫn khách du lịch về tư thế của tượng thì: “Đây là Di Lặc Phật đang hướng về thế gian chuyển Pháp Luân! Ngài nửa đứng nửa ngồi, ám chỉ Di Lặc Phật sắp đem Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân”. Chính vì thế, chùa Labrang còn được gọi là chùa Trát Tây Kỳ, hàm nghĩa là Pháp Luân chuyển động hiện Cát Tường.
Tượng Phật Di Lặc mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng, hai tay Phật đặt trước ngực.
Ở chính giữa Đại Kim Ngõa Điện là một tượng đồng mạ vàng thờ cúng Phật Di Lặc từ hơn 200 năm trước, do hai đời chủ chùa này đặc biệt mời thợ thủ công từ Nepal đúc thành, tượng Phật cao 10 mét. Ngay bên dưới, phía trước mặt tượng Phật Di Lặc là một pho tượng Phật nhỏ bằng đồng thờ Phật Thích Ca Mâu Ni.
Cách bài trí tượng hai vị tôn Phật ở Đại Kim Ngõa Điện, một trước một sau, một lớn một nhỏ, một cao một thấp trong cùng một tế đàn này quả thực là hiếm thấy. Các vị Lạt Ma nơi đây giải thích rằng: “Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lặc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân. Ngài là vị Như Lai có thần thông tối quảng đại, với năng lực lớn nhất trong vũ trụ; Ngài mang Pháp Luân tới cứu độ chúng sinh trong vũ trụ, tức Ngài là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng sinh toàn vũ trụ”.
Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lặc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân.
Sự sắp xếp này cho thấy hàm ý rằng Phật Di Lặc còn được kính ngưỡng hơn cả Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong đạo Phật, Đức Phật Di Lặc (hay còn gọi là Maitreya trong tiếng Phạn) được tôn sùng là vị Phật của tương lai. Tương truyền rằng khi đạo đức thế gian trở nên băng hoại và thế giới đứng trước nguy cơ diệt vong thì Ngài sẽ tới phục hồi lại tín ngưỡng chân chính đối với Thần Phật cho nhân loại.
Cũng có một số học giả cho rằng, hình tượng Đức Phật Di Lặc thực chất còn bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ xưa trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà, Ai Cập và thậm chí còn xa hơn thế. Đó là niềm tin về một vị Cứu thế chủ sẽ xuất hiện và cứu vớt nhân loại tại thời khắc cuối cùng của vũ trụ. Chính vì thế, có thể nhiều người sẽ thấy sự liên hệ giữa cái tên Maitreya của Phật Di Lặc trong tiếng Phạn, và cái tên Messiah của Cứu thế chủ trong Cơ đốc giáo hay Do thái giáo.
Hình ảnh Cứu thế chủ của Cơ đốc giáo đang phán xét các linh hồn trong sự kiện Đại thẩm phán (Ảnh: Wikipedia)
Có lẽ chính vì mang theo thiên cơ về Cứu thế chủ mà tu viện Labrang trở thành một nơi đặc biệt linh thiêng của Phật giáo Tây Tạng. Trải qua hơn 300 năm, tu viện này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Phật giáo nơi đây. Và những bí ẩn truyền kiếp của một nền văn minh cổ xưa vẫn đang ẩn hiện trong tiếng nước chảy của sông Đại Hạ và tiếng tụng kinh trùng điệp chùa Labrang.
Theo Tri Thức VN