Tiếng kêu thảm thiết từ tàu không gian Liên Xô, Yuri Gagarin không phải người đầu tiên bay vào vũ tr

Tiếng kêu thảm thiết từ tàu không gian Liên Xô, Yuri Gagarin không phải người đầu tiên bay vào vũ tr

Tiếng kêu thảm thiết từ tàu không gian Liên Xô, Yuri Gagarin không phải người đầu tiên bay vào vũ tr

Tiếng kêu thảm thiết từ tàu không gian Liên Xô, Yuri Gagarin không phải người đầu tiên bay vào vũ tr

Tiếng kêu thảm thiết từ tàu không gian Liên Xô, Yuri Gagarin không phải người đầu tiên bay vào vũ tr
Tiếng kêu thảm thiết từ tàu không gian Liên Xô, Yuri Gagarin không phải người đầu tiên bay vào vũ tr
Thứ sáu, 27-12-2024 07:58, (GMT+07:00)
Tiếng kêu thảm thiết từ tàu không gian Liên Xô, Yuri Gagarin không phải người đầu tiên bay vào vũ trụ

 

Liên bang Xô viết đã chính thức chấm dứt sự tồn tại từ ngày 26 tháng 12 năm 1991, nhưng những bí ẩn thời đó vẫn còn mãi tới ngày nay. Đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh lạnh, trong những nỗ lực chinh phục không gian, thế giới chỉ biết đến Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ trên con tàu Phương Đông, còn những thảm họa đằng sau nó thì hoàn toàn bị che giấu.

 

 

Yuri Gagarin được cho là người đầu tiên bay vào vũ trụ (Ảnh: wiki)

 

Người hùng đoản mệnh

Phi hành gia Yuri Gagarin được báo giới Liên Xô đưa tin, là người đầu tiên bay vào không gian vào ngày 12 tháng 4 năm 1961, trên con tàu vũ trụ Phương Đông (Vostok). Sự kiện này được cho là đã đánh dấu một tiến bước lớn trong trong lịch sử nhân loại, lần đầu tiên con người thoát khỏi phạm vi Trái Đất và bay vào không gian vũ trụ.

Tàu Phương Đông nặng 300 tấn bay vòng quanh Trái Đất ở độ cao 327 km trong 108 phút rồi trở về Trái Đất. Từ độ cao 7km, Gagarin nhảy ra khỏi khoang và tiếp đất an toàn bằng dù, từ đó phi hành gia 27 tuổi này trở nên nổi tiếng, tên tuổi của anh được cả thế giới biết đến. Nhưng đây cũng được cho là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết bí ẩn của người anh hùng đoản mệnh này.

Tang lễ năm 1968 của Yuri Gagarin và Vladimir Seryogin. (Ảnh: Yevgeny Khaldei)

Ngày 27 tháng 3 năm 1968, chưa đầy 7 năm sau khi trở thành người hùng của Liên Xô, Gagarin đã tử nạn trong một đợt huấn luyện gần thủ đô Moscow, khi đang lái chiếc MiG-15 cùng với phi công Vladimir Seryogin.

Chính quyền Liên Xô đã tiến hành điều tra và kết luận rằng chiếc MiG-15 đã mất kiểm soát khi cố gắng tránh một vật thể lạ và lao xuống đất theo hình xoắn ốc, hai phi công thiệt mạng tại chỗ. Tuy nhiên, kết luận này không thể thuyết phục được giới chuyên gia và những người đã từng quen biết Gagarin. Cho đến nay, cái chết của người hùng ở độ tuổi 34 vẫn là một bí ẩn.

Những cái giá phải trả

Trước chuyến bay của Gagarin, vào ngày 24 tháng 12 năm 1960, tại sân bay vũ trụ Bakanua, một tên lửa quân sự chứa đầy nhiên liệu đã nổ tung ngay trên giàn phóng, khi vừa được lệnh xuất phát.

Thảm họa này đã thiêu cháy hầu hết số người tại hiện trường, 268 người chết tại chỗ, tổng số thương vong lên tới 542 người. Một trong những nguyên nhân chính của vụ tai nạn là xác suất thành công quá nhỏ, cả tên lửa đẩy lẫn tàu vũ trụ chỉ có thể đảm bảo được 50% xác suất thành công.

Thảm họa tại sân bay vũ trụ Bakanua, thiêu cháy 542 người, lấy đi mạng sống của 268 người (Ảnh: Youtube)

Trước đó, trong 6 lần phóng thử nghiệm tên lửa có người trong khoang lái thì đã có đến 3 lần thất bại, đây chỉ là con số ít ỏi được công bố hoặc bị phơi bày, còn có rất nhiều sự thật mà chính quyền Liên Xô không hề tiết lộ.

Gần 60 năm kể từ khi chuyến bay vào không gian của Gagarin được thực hiện thành công, khi một số thông tin nhạy cảm về sự kiện này được tiết lộ, thì chính người Nga cũng đã thừa nhận rằng: Gagarin không phải là người đầu tiên bay vào không gian.

Mikhail Rudenko, kỹ sư thí nghiệm cao cấp của văn phòng Thiết kế Thử nghiệm 456, tại Moscow, đã tiết lộ một thông tin rất quan trọng mà Liên Xô đã giấu nhẹm trong hơn 40 năm: Ba phi hành gia đã chết trong nỗ lực bay vào không gian trước khi Gagarin thực hiện chuyến bay thành công.

Theo Rudenko, những con tàu vũ trụ mà các phi hành gia Ledovskikh, Shaborin và Mitkov điều khiển, đã được phóng từ sân bay Kapustin Yar vào năm 1957, 1958 và 1959. “Cả ba phi công đều chết trong chuyến bay, nhưng tên tuổi của họ chưa bao giờ được công bố”.

Ba phi hành gia đã chết trong nỗ lực bay vào không gian trước khi Gagarin thực hiện chuyến bay thành công (Ảnh: congnghe.vn)

Ông giải thích: Tất cả những phi hành gia này đều tham gia vào những “chuyến bay quỹ đạo phụ” (sub-orbital flights), mục tiêu của họ không phải là bay quanh Trái Đất như Gagarin, mà là thực hiện một chuyến bay hình Pa-ra-bol. “Những phi hành gia này sẽ bay tới điểm cao nhất của quỹ đạo hình Pa-ra-bol rồi sau đó quay trở về Trái Đất”.

Theo thông tin mà Rudenko cung cấp, Ledovskikh, Shaborin và Mitkov chỉ là những phi công thông thường, những người chưa bao giờ qua huấn luyện đặc biệt, ông cho biết: “Rõ ràng là sau những lần phóng bi kịch đó, các lãnh đạo của dự án đã quyết định thay đổi quy trình và bắt đầu việc đào tạo các phi hành gia một cách nghiêm túc hơn để tạo ra một đội ngũ phi hành gia”.

Tiếng kêu thảm thiết từ tàu vũ trụ

Những thông tin tương tự như điều mà Rudenko chia sẻ, đã được hai anh em người Ý là Judica và Cordiglia công bố cho công chúng từ rất sớm, thậm chí ngay vào thời điểm xảy ra sự việc. Họ tuyên bố rằng đã ghi nhận được tín hiệu của một số nhiệm vụ chinh phục không gian của người Liên Xô, mà kết thúc trong bi kịch và bí ẩn.

Hai anh em người Ý là những người vận hành radio nghiệp dư, họ thiết lập trạm nghe thử nghiệm ngay bên ngoài thành phố Turin vào cuối những năm 1950 và đã thu được những bản ghi âm phơi bày những sự thật mà chương trình không gian của Liên Xô che giấu – những cái chết của các phi hành gia vào những năm 1960.

Hai anh em người Ý là Judica và Cordiglia đã nghe được những tín hiệu phát ra từ tàu vũ trụ của Liên Xô (Ảnh: wiki)

Hai anh em người Ý cho biết, họ đã nghe được những cuộc trao đổi qua radio, được thực hiện trong những nhiệm vụ không gian bí mật của Liên Xô, bao gồm cả những âm thanh “đang chết vì nghẹt thở” của phi hành gia.

Một trong những bản ghi âm đáng chú ý nhất là vào ngày 28 tháng 10 năm 1960. Sau khoảng một giờ lắng nghe sự tĩnh lặng, hai anh em bỗng nghe được tín hiệu kêu cứu (SOS), từ một tàu vũ trụ dường như đang đi xa khỏi Trái Đất. Trong vòng 4 năm, hai anh em Judica-Cordiglia đã thu được tổng cộng 9 bản ghi âm, chi tiết ghi nhận được như sau:

– Tháng 5 năm 1960, một tàu vũ trụ có người lái báo cáo rằng nó đang bị lệch khỏi quỹ đạo.

– Ngày 28 tháng 11 năm 1960, một tín hiệu kêu cứu mờ nhạt được gửi từ một tàu vũ trụ khác gặp vấn đề và đang lệch ra khỏi quỹ đạo Trái Đất.

– Tháng 2 năm 1961, một phi hành gia được ghi nhận một cách rõ ràng là đang nghẹt thở đến chết.

– Tháng 4 năm 1961, một khoang tàu được ghi nhận là đã bay ba vòng quanh Trái Đất trước khi trở về khí quyển của Trái Đất, chỉ 2 ngày trước khi Yuri Gagarin thực hiện chuyến bay lịch sử của mình.

– Tháng 5 năm 1961, một tàu vũ trụ đang trong quỹ đạo gửi tín hiệu kêu cứu sau khi mất kiểm soát.

– Tháng 10 năm 1961, một phi hành gia đã mất kiểm soát con tàu vũ trụ của mình, rồi mất hút trong không gian.

– Tháng 11 năm 1962, một khoang của tàu vũ trụ tính toán sai việc trở về Trái Đất, đã bật ra khỏi khí quyển và mất hút ngoài không gian.

– Tháng 11 năm 1963, một nữ phi hành gia chết trong khi cố quay trở về Trái Đất.

– Tháng 4 năm 1964, một phi hành gia khác mất mạng khi tàu vũ trụ bốc cháy trong bầu khí quyển Trái Đất.

Trong bản ghi âm vào tháng 11 năm 1963, hai anh em tuyên bố rằng họ đã ghi nhận được âm thanh của một nữ phi hành gia kẹt bên trong một tàu vũ trụ hoạt động lỗi, đang cố trở lại bầu khí quyển Trái Đất. Trong bản ghi âm, nghe được tiếng kêu khóc của cô gái “Tôi rất nóng”.

Gagarin từ độ cao 7km nhảy dù và tiếp đất an toàn tại một cánh đồng (Ảnh: claudelafleur-qc-ca)

Vào năm 1961, tàu Phương Đông của Gagarin không có động cơ làm chậm tốc độ tiếp đất, hay một cách tiếp đất có thể đảm bảo an toàn để con người sống sót. Do vậy, các kỹ sư đã quyết định đẩy phi hành gia khỏi tàu, khi cách Trái Đất khoảng 7km, Gagarin bị đẩy ra và nhảy dù xuống Trái Đất.

Để nhiệm vụ được tính là một chuyến bay vào không gian chính thức, thì phi công phải tiếp đất cùng với tàu vũ trụ. Các lãnh đạo Liên Xô tuyên bố Gagarin đã tiếp đất cùng với tàu Phương Đông, mà không tiết lộ sự thật rằng anh bị đẩy ra khỏi con tàu cho đến tận năm 1971.

Thậm chí trước Gagarin đã có người sống sót trở về Trái Đất. Vào ngày 10 tháng 4 năm 1961 – hai ngày trước khi chuyến bay đầu tiên của Yuri Gagarin – một tờ báo tên là Dennis Ogden viết rằng, Liên Xô đã đưa một người đàn ông vào không gian và người này đã bị thương. Ngày tiếp theo, một nhà báo người Pháp tên là Eduard Brobovsky cho biết, tên của phi hành gia đó là Vladimir Ilyushin.

Vào năm 1999 tiến sĩ Elliott H. Haimoff từ tờ báo Global Science Productions, với sự giúp đỡ của một cộng tác viên ở Moscow tên là Paul Tsarinsky, đã xuất bản một tư liệu về chuyến bay của Ilyushin. Họ đã dành 5 năm để phân tích thước phim và tuyên bố một chứng cứ không thể chối cãi, rằng chuyến bay đã được thực hiện.

Ilyushin mới là người đầu tiên bay vào vũ trụ và sống sót trở về (Ảnh: ilyushin.org)

Theo tư liệu tổng hợp này, Ilyushin đã được đưa vào không gian vào ngày 7 tháng 4 năm 1961. Sau ba vòng quỹ đạo trái đất, Ilyushin đã mất liên lạc với các kỹ sư điều khiển mặt đất. Ilyushin không thể thoát ra khỏi khoang tàu vũ trụ mà đã phải thực hiện một pha tiếp đất khó khăn trên lãnh thổ Trung Quốc. Ông đã sống sót, nhưng không thể ra mắt công chúng. Sau một năm giam giữ và trị thương tại Trung Quốc, ông được trả về Liên Xô theo một thỏa thuận bí mật giữa Trung Quốc và Liên Xô. Vì vậy, Gagarin được tuyên bố là người đầu tiên bay vào không gian.

Sự thật vẫn là sự thật, dù cố gắng che dấu thế nào thì cuối cùng nó vẫn sẽ được phơi bày, sẽ có những người như anh em người Ý, hay những phóng viên báo chí đưa tin, sẽ lại có người nhìn lại quá khứ, kết nối sự kiện và đưa toàn bộ sự thật ra ánh sáng.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP