Trong Kinh Thánh có lời tiên tri rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc, Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, Phật Di Lặc tương lai sẽ hạ thế phổ độ chúng sinh. Hiện tại, những sự việc được tiên tri đã lần lượt xuất hiện, Cứu Thế Chủ của cả Đông và Tây phương phải chăng đã tới ngay bên cạnh chúng ta?

Phật là gì? Từ “Phật” trong Phật giáo thường dùng để chỉ một nhân vật có thật trong lịch sử, một đấng toàn năng đã truyền bá các Pháp lý của mình ở Ấn Độ tên là Tất Đạt Đa. Những giáo lý của Ngài chính là nền tảng khai sinh ra Phật giáo hiện nay.

Chữ Phật (Buddha) được phiên âm thành “Phù Đồ” (浮屠) hay “Phật Đà” (佛陀) là tiếng Phạn, tiếng Ấn Độ cổ. Trong quá trình Phật giáo lưu truyền về sau, người ta đã lược bớt đi chữ “Đà” và gọi Đức Thích Ca Mâu Ni là “Phật”. Do đó, ý nghĩa chân chính của chữ “Phật” chính là Giác Giả, là người đã giác ngộ, người đã thông qua tu hành mà giác ngộ. Danh từ “Chúa” ở phương Tây và “Phật” ở phương Đông là dùng để chỉ người đã giác ngộ.

 

Mỗi thời kỳ của lịch sử sẽ xuất hiện những vị Phật, vị Thánh Nhân xuống thế gian truyền, thuyết giảng rộng Pháp Lý cứu độ chúng sinh. Trong thời kỳ văn minh của nhân loại lần này, quá khứ khoảng hơn 2500 năm trước trên thế gian đã lần lượt xuất hiện Phật Thích Ca Mâu NiChúa Jesus và những Thánh Nhân như Lão TửKhổng Tử…truyền dạy đạo lý cho con người và cứu độ chúng sinh. Tương lai Phật Di Lặc sẽ hạ thế độ nhân vào thời kỳ mạt pháp, thời kỳ mà đạo đức con người đã trở nên bại hoại và không còn tâm pháp để câu thúc bản thân.

Cả Kinh Phật và Kinh Thánh đều đề cập tới nhân loại thời mạt kiếp ắt sẽ có Cứu Thế Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh. Kinh Phật cho rằng thời mạt pháp sẽ có vị Phật tương lai là Di Lặc hạ thế cứu độ chúng sinh, còn Kinh Thánh tin rằng khi thời mạt kiếp tới, tất sẽ có Cứu Thế Chủ Messiah giáng thế cứu vãn chúng sinh. Nếu như Kinh Phật và Kinh Thánh là đáng tin cậy, thì như vậy nhân loại nhất định sẽ xuất hiện hai Cứu Thế Chủ, ngoại trừ trường hợp Di Lặc trong Kinh Phật chính là Messiah trong Kinh Thánh.

Phật Di Lặc tương lai trong Phật gia và Chúa Cứu Thế của Cơ Đốc giáo là cùng một người?
Chùa Labrang ở Cam Túc, Trung Quốc là một trong những ngôi chùa chính của Phật giáo Tây Tạng. Trong chùa Labrang là một tượng đồng mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng của Đại Phật Di Lặc, vị Phật tương lai, ám chỉ Phật Di Lặc rời khỏi ngai mang Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân. Ảnh: secretchina.com

Phật Di Lặc và Messiah là cùng một người?

Cố học giả của nền giáo dục Trung Quốc, nhà Phật học, nhà phiên dịch Quý Tiện Lâm và các đồ đệ của ông đã có một cống hiến quan trọng, đó là phát hiện mối liên hệ giữa Phật gia và Cơ Đốc giáo, ấy chính là “Vị lai Phật Di Lặc của Phật gia và Cứu Thế Chủ Messiah của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

Theo nghiên cứu của Đại học Phục Đán Thượng Hải, vào khoảng năm 1.000 TCN, trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà và Ai Cập, có một thứ tín ngưỡng thịnh hành về Cứu Thế Chủ của tương lai, và Messiah trong Đạo của Chúa Jesus chính là một loại tín ngưỡng có tính đại biểu nhất. Thực ra loại tín ngưỡng này đã có mặt ngay trong kinh Cựu Ước. Tín ngưỡng Di Lặc của Ấn Độ, theo xác nhận của giới học thuật, là có tương quan mật thiết với tín ngưỡng Cứu Thế Chủ trên phạm vi toàn thế giới; do vậy xét về ảnh hưởng, tín ngưỡng Di Lặc của Ấn Độ chính là một bộ phận hợp thành của tín ngưỡng Cứu Thế Chủ. Nếu dùng ngôn ngữ đơn giản nhất mà diễn đạt, thì Di Lặc chính là Vị lai Phật, là Cứu Thế Chủ tương lai. Nguồn gốc ở Ấn Độ và phạm vi lưu truyền rộng lớn thời cổ đại của tín ngưỡng này chính là một bộ phận của tín ngưỡng vào Messiah.

 

Hai chữ “Di Lặc” (弥勒) trong tiếng Hán từ đâu mà đến? Thực ra, điều này liên quan đến một trong những bí mật lớn nhất của văn minh nhân loại lần này.

Theo khảo cứu từ «Quý Tiện Lâm văn tập», quyển thứ 12 “Mai Lợi Da và Di Lặc”, thì đa số nguyên bản Kinh Phật thời kỳ đầu đều là “Hồ bản”, tức dùng văn tự của ngôn ngữ Trung Á và Tân Cương cổ đại để viết, chứ không phải là chữ Phạn của Ấn Độ. Do đó, hai chữ “Di Lặc” rất có thể đến từ thứ tiếng Tocharian của Tân Cương, là dịch âm trực tiếp từ chữ “Metrak” hoặc “Maitrak”; chữ này rất có quan hệ với chữ “maitri” (từ bi, từ ái) trong tiếng Phạn, do đó “Di Lặc” dịch ý thì chính là “Từ Thị” (người có lòng từ). Vì vậy, ngay từ thời hậu Hán và Tam Quốc ở Trung Quốc, trong một lượng lớn tư liệu Phật điển dịch tiếng Hán đều xuất hiện đồng thời “Di Lặc” và “Từ Thị” (Bồ Tát).

Nếu quả thực như vậy, khái niệm Di Lặc xét về thời gian và bề rộng thì vượt khỏi phạm trù Phật giáo. Tại Trung Quốc, tín ngưỡng sớm nhất của dân chúng không phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, cũng không phải là A Di Đà Phật, mà là Di Lặc Bồ Tát. Người ta phát hiện rằng, tín ngưỡng Di Lặc ngay từ đầu đã là đúc kết tinh hoa văn hóa của toàn bộ nền văn minh thế giới, chứ không chỉ hạn cuộc trong Phật giáo, ngoại trừ khái niệm về Bồ Tát ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa nhân loại.

Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”, và gần như không có quan hệ gì về phát âm với hai chữ “Di Lặc” trong tiếng Hoa. Pháp sư Huyền Trang của Đại Đường trong khi phiên dịch đã phát hiện thấy điểm này, bởi vậy Huyền Trang mới nói là dịch sai, và lẽ ra nên phiên dịch thành “Mai Lợi Da”. Tuy nhiên người ta không tiếp thụ ý kiến của vị cao tăng đáng kính Huyền Trang, lại còn cố định gọi thành “Di Lặc”, và “Mai Lợi Da” đã trở thành phát minh cá nhân của pháp sư Huyền Trang.

Vị Thần mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh, tiếng Hán phiên thành “Di Trại Á”, và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah” và “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo.

 

Hai chữ “Maitreya” và “Masiah” có âm rất gần. Trên thực tế, “Di Lặc” nguyên từ tiếng Tocharian của Tân Cương và “Messiah” nguyên từ tiếng Hebrew của Israel là một từ đồng nhất, chẳng qua ở Tây phương đọc là “Messiah”, ở Ấn Độ đọc là “Maitreya”, còn ở Trung Quốc đọc là “Di Lặc”. Tình huống ngôn ngữ này cũng rất hay gặp trong lịch sử văn minh nhân loại.

 

Chùa Labrang ở Cam Túc là một trong những ngôi chùa chính của Phật giáo Tây Tạng. Trong chùa Labrang là một tượng đồng mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng của Đại Phật Di Lặc, vị Phật tương lai, ám chỉ Phật Di Lặc rời khỏi ngai mang Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân. Ảnh: beforeitsnews.com

Tạo hình tượng Phật trong chùa Labrang ở Cam Túc ẩn chứa huyền cơ

Theo Kinh Phật ghi lại, Di Lặc là Phật hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống từ tầng tối cao vào thời mạt thế, còn Pháp Luân Thánh Vương là Pháp hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống Pháp giới (nhân gian gọi là Chuyển Luân Thánh Vương), do đó Phật Thích Ca Mâu Ni mới nói với các đệ tử của Ngài rằng: Pháp Luân Thánh Vương cũng được gọi là Di Lặc.