Ngân hàng và xóa bỏ bản vị vàng phóng thích lòng tham không đáy - hai cánh cửa địa ngục của mọi nền

Ngân hàng và xóa bỏ bản vị vàng phóng thích lòng tham không đáy - hai cánh cửa địa ngục của mọi nền

Ngân hàng và xóa bỏ bản vị vàng phóng thích lòng tham không đáy - hai cánh cửa địa ngục của mọi nền

Ngân hàng và xóa bỏ bản vị vàng phóng thích lòng tham không đáy - hai cánh cửa địa ngục của mọi nền

Ngân hàng và xóa bỏ bản vị vàng phóng thích lòng tham không đáy - hai cánh cửa địa ngục của mọi nền
Ngân hàng và xóa bỏ bản vị vàng phóng thích lòng tham không đáy - hai cánh cửa địa ngục của mọi nền
Thứ sáu, 27-12-2024 06:20, (GMT+07:00)
Ngân hàng và xóa bỏ bản vị vàng phóng thích lòng tham không đáy - hai cánh cửa địa ngục của mọi nền kinh tế (Phần 2)

Thật khó để những con người hiện đại ngày nay có thể tĩnh tâm nhìn lại mặt trái của hệ thống ngân hàng và tiền tệ khi không còn tiêu chuẩn bản vị vàng, bởi việc quá phụ thuộc vào hệ thống này khiến chúng ta chấp nhận nó (ngân hàng và tiền tệ do chính phủ định giá) như một phần tất yếu cho các lợi ích và cách sinh tồn của chúng ta...

Nhưng lịch sử và học thuyết kinh tế chân chính chứng minh rằng sự xuất hiện của ngân hàng và việc xóa bỏ bản vị vàng đã phóng thích lòng tham không đáy, lòng tham khởi đầu của mọi tội lỗi, hỗn loạn và đổ vỡ...

Xem lại:

>> Phần 1: Công cụ đòn bẩy tài chính đã kích hoạt các vụ “nổ bong bóng kinh tế và khủng hoảng tài chính - Bong bóng giá “lan đột biến”

Trong khi Tiền tệ là thước đo cơ bản nhất trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, Vàng được xem là tiêu chuẩn mang tính chuẩn mực nhất. Nhưng nếu tiêu chuẩn của “thước đo” này thay đổi và thậm chí được quyết định bởi các chính phủ (thực chất là một nhóm chính trị gia cần phiếu bầu và luôn suy nghĩ ngắn hạn), liệu họ có thể tính toán chính xác quy mô của “đời sống” kinh tế, doanh nghiệp có phán đoán được tính hợp lý trong đầu tư, và người dân dựa vào đâu để có được hệ tham chiếu an toàn? Nền kinh tế thế giới sẽ đi đâu về đâu khi tiêu chuẩn “Vàng” bị xóa bỏ? 

Thêm vào đó, một nền kinh tế nợ nần, một lối tư duy nợ nần và ỷ lại đã hoàn toàn chiếm hữu địa cầu của chúng ta kể từ khi các ngân hàng xuất hiện và được công nhận, ca ngợi... thậm chí trước cả khi con người từ bỏ bản vị vàng trong đồng tiền của họ. Kết quả của hành vi này trong một thế kỷ qua là các cuộc khủng hoảng, môi trường bị hủy hoại, chính phủ ngày một “phình to” về sở hữu và năng lực can thiệp thị trường, dần trở thành chính quyền cộng sản... 

Chính quyền càng can thiệp, kinh tế càng trì trệ, thiếu hiệu quả, khủng hoảng thúc đẩy nhanh hơn, chính quyền nợ nần lớn hơn, bản thân chính quyền lại phụ thuộc hơn vào các tổ chức quốc tế hữu hình hay vô hình nào đó đến mức “bán đứng” cả tự do quốc gia và hạ thấp giá trị nhân văn, dân chủ của dân tộc mình… cũng là bởi nợ nần. 

Một nền kinh tế nợ nần, một lối tư duy nợ nần và ỷ lại đã hoàn toàn chiếm hữu địa cầu của chúng ta kể từ khi các ngân hàng xuất hiện và được công nhận, ca ngợi...

Một nền kinh tế nợ nần, một lối tư duy nợ nần và ỷ lại đã hoàn toàn chiếm hữu địa cầu của chúng ta kể từ khi các ngân hàng xuất hiện và được công nhận, ca ngợi... (Pikrepo)

Trong cuốn sách nổi tiếng “Chiến tranh tiền tệ”, tác giả Song Hongbing đã mô tả mô hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia không nằm ngoài hai dạng thức sau: 

“Một là do của cải chân chính có được từ sự tích lũy, nguồn vốn vàng bạc thật này được dùng vào đầu tư, từ đó lại tạo nên của cải thực tại nhiều hơn trước, kinh tế xã hội cũng nhờ đó mà tiến bộ… bồi dưỡng “phần cơ thịt”, sự cứng cáp khỏe mạnh của “gân cốt”, sự cân bằng trong phân bố dinh dưỡng của nền kinh tế. Tuy hiệu quả trước mắt là chậm, nhưng chất lượng tăng trưởng cao, ít gây ra tác dụng phụ.

Một mô hình khác chính là dùng các khoản vay nợ để kích hoạt sự tăng trưởng của nền kinh tế khiến quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ. Sau khi được tiền tệ hoá qua hệ thống ngân hàng, những khoản nợ này lại tăng lên với những con số khổng lồ và gây cho người ta cảm giác rằng của cải đang được tăng lên như thể quả bong bóng được bơm căng vậy. 

Việc phát triển kinh tế theo mô hình dùng nợ để kích thích chẳng khác nào người ta dùng thuốc kích thích tăng trưởng tiêm vào cơ thể nhằm trở nên béo tốt một cách cấp tốc, mặc dù hiệu quả là rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn, tác dụng phụ tiềm ẩn của những thứ hoóc-môn tăng trưởng cấp kỳ ấy cuối cùng rồi cũng sẽ dẫn đến đủ loại biến chứng bột phát”.

Mô hình tăng trưởng nóng ngắn hạn chính là dùng các khoản vay nợ để kích hoạt sự tăng trưởng của nền kinh tế khiến quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ.

Mô hình tăng trưởng nóng ngắn hạn chính là dùng các khoản vay nợ để kích hoạt sự tăng trưởng của nền kinh tế khiến quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ. (Chris Potter - CC BY 2.0)

Sự ra đời của ngân hàng và cuộc chiến giành quyền kiểm soát tiền tệ

Tổng thống Mỹ Lincoln từng nói: Tôi có hai kẻ thù chính: quân đội miền Nam trước mặt và cơ cấu tiền tệ sau lưng. Trong hai thế lực này, sự đe dọa của kẻ đứng sau lưng mới là nguy hiểm nhất”. 

Sau khi đắc cử tổng thống khoá thứ ba (1801 – 1809), tổng thống Jefferson đã nỗ lực không ngừng hòng phế bỏ Ngân hàng thứ nhất của Mỹ. Ngân hàng thứ hai của Mỹ được cấp phép kinh doanh từ những năm 1820 với 80% vốn do tư nhân chiếm giữ, 20% vốn còn lại thuộc về chính phủ. Ngày 8/1/1835, tổng thống Jackson đã trả xong khoản nợ cuối cùng của đất nước, phế bỏ ngân hàng thứ hai vào năm sau đó.

Năm 1845, tổng thống Jackson qua đời. Trên bia mộ của ông chỉ lưu lại một câu duy nhất: “Ta đã giết được ngân hàng”. Tờ Boston Post thậm chí đã so sánh việc này với sự kiện Chúa đuổi người cho vay tiền ra khỏi thánh đường.

Tranh vẽ sự sụp đổ của ngân hàng vào năm 1833.

Tranh vẽ sự sụp đổ của ngân hàng vào năm 1833. (pingnews.com)

Vì sao những vị tổng thống thuộc thế hệ đầu của nước Mỹ lại coi ngân hàng và cơ cấu tiền tệ của nó là kẻ thù “không đội trời chung” như vậy? Đơn giản bởi vì hệ thống ngân hàng và cơ cấu tiền tệ cùng các đòn bẩy tài chính của nó muốn xây dựng chuẩn mực mới cho tiền tệ, đó là ”nền kinh tế nợ nần”. 

Chẳng phải nợ nần - dù ở quy mô cá nhân, quốc gia hay dân tộc - đều là nguồn gốc của việc đánh mất tự do và kích hoạt lòng tham của người đi vay và kẻ cho vay hay sao? Chẳng phải điều này đi ngược lại với lời dạy của Chúa? Có thể ở hiện trạng này, chúng ta khó có thể hình dung, hay chấp nhận một tư tưởng, một quan niệm “ấu trĩ” và quá “lỗi thời” như vậy. Nhưng thực tế, sự xuất hiện chính thức của Ngân hàng đã hợp thức hóa việc thúc đẩy vay và cho vay, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng dựa trên vay nợ. 

Không chỉ vậy, ngân hàng còn hợp thức hóa việc 1 đồng “tiền thật” vào ngân hàng (giả sử của cải thực sự chỉ tạo ra 1 đồng) nhưng ngân hàng có thể cho hộ gia đình, doanh nghiệp vay tới 5 - 6 đồng (tiền ảo mà nền kinh tế không hề tạo ra). Điều này sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp có tiền (dù là ảo) để sản xuất quy mô lớn, hàng hóa ào ạt tràn ra thị trường, hộ gia đình có tiền để mua sắm cả những thứ mình không hề cần dùng…

Tiền ảo do “số nhân tiền” của ngân hàng tạo ra sẽ không bị phát hiện nếu doanh nghiệp cứ sản xuất điên cuồng và hàng bán tốt, người tiêu dùng cứ tiêu dùng điên cuồng, môi trường cứ bị tàn phá điên cuồng cho tới khi một mắt xích nào đó của thị trường, ví như một sản phẩm hoặc tài sản nào đó không được ưa chuộng hoặc giá đã quá cao khiến doanh nghiệp đổ vỡ…

Hệ thống ngân hàng và cơ cấu tiền tệ cùng các đòn bẩy tài chính của nó đã hình thành nên một ”nền kinh tế nợ nần”. Dù ở quy mô cá nhân hay tổ chức, điều này đã

Hệ thống ngân hàng và cơ cấu tiền tệ cùng các đòn bẩy tài chính của nó đã hình thành nên một ”nền kinh tế nợ nần”. Dù ở quy mô cá nhân hay tổ chức, điều này đã "vô tình" đánh mất tự do của người đi vay và kích hoạt lòng tham của kẻ cho vay. (Pixabay)

Chỉ một ngành, một thị trường (hoặc một nhóm doanh nghiệp lớn) mất khả năng thanh toán với ngân hàng thì hệ thống domino tiền ảo của các ngân hàng lập tức sụp đổ... Khủng hoảng xảy ra khi ngân hàng không thể cho vay ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, người dân chìm ngập trong nợ nần và không còn tiền để chi tiêu, dẫn đến nạn thất nghiệp... Cái vòng xoáy tồi tệ do "đòn bẩy tài chính" xuất hiện ngày một dày đặc và thảm khốc... 

Điều đáng buồn là, sau mỗi khủng hoảng, những kẻ tham lam lại chờ đợi sự can thiệp, cứu trợ tài chính của chính phủ như một cái phao để giảm thiểu tổn thất. Chính phủ lấy gì để cứu và cứu họ bằng cách nào? Để “kiếm” phiếu bầu từ người dân và hướng tới sự ổn định ngắn hạn, các chính phủ đều chuyển nợ tư nhân thành nợ chính phủ, gia tăng can thiệp vào thị trường nợ... 

Sự thật là sau mỗi cuộc khủng hoảng, chính quyền sở hữu nhiều hơn, can thiệp nhiều hơn; các doanh nghiệp, cá nhân phụ thuộc vào chính quyền nhiều hơn, nợ chính phủ tăng cao hơn, chính phủ lại phụ thuộc vào một tổ chức quốc tế cao hơn của họ (do chính phủ nợ các tổ chức đó...) ... 

Cuối cùng, không chỉ cá nhân, doanh nghiệp “trao” quyền tự do về tài chính cho một chính phủ, giống như mô hình chính quyền cộng sản (tài sản của quốc gia do chính quyền sở hữu, sử dụng kinh doanh và phân bổ lại cho người dân, doanh nghiệp). Mặc dù bản thân chính quyền ngày một quyền lực, nợ nần (các tổ chức quốc tế lớn hơn) cũng theo đó mà ngày một lớn và dần dần đánh mất cả tự do dân tộc, quốc gia vào các tổ chức này. Đó là vòng xoáy hiện thực - đó không phải là thuyết âm mưu (!)

Một người đàn ông đợi ở trạm xe buýt hiển thị nợ quốc gia của Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 6 năm 2020 tại Washington, DC. (Ảnh của OLIVIER DOULIERY / AFP qua Getty Images)
Một người đàn ông đợi ở trạm xe buýt hiển thị nợ quốc gia của Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 6 năm 2020 tại Washington, DC. (Getty Images)

Trên thực tế, cú sốc mà virus Corona Vũ Hán đã gây ra đối với các nền kinh tế trên toàn thế giới có thể được xem như là “cú sốc kép”, bởi nó trùng khớp với “vòng xoáy nợ toàn cầu” đạt đỉnh rủi ro. Theo Viện Tài chính Quốc tế, tỷ lệ nợ toàn cầu / tổng sản phẩm quốc nội đạt mức cao nhất mọi thời đại là 322% trong quý 3 năm 2019, với tổng số nợ lên tới gần 253 nghìn tỷ USD. Nghĩa là, dù dịch bệnh có xuất hiện hay không, bất kỳ yếu tố nào trong hệ thống tài chính đều có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng nợ mới. 

Những người mới tìm hiểu về nền kinh tế có thể sẽ đặt ra câu hỏi: Liệu có cách nào giúp nền kinh tế chỉ có tăng trưởng và không khi nào suy thoái? Câu trả lời có lẽ là chỉ khi nào loài người quay trở về thời kỳ mà không cần... vay nợ. Các nhà kinh tế học đều cho rằng bản chất nền kinh tế luôn có tính chu kỳ, bản thân các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng có tính chu kỳ. Nguyên nhân sâu xa nhất là bởi mọi thành phần trong nền kinh tế đều “VAY NỢ” và tăng trưởng dựa trên vay nợ. 

Đại suy thoái 1930 - Cuộc suy thoái đầu tiên do ngân hàng thương mại tạo ra

Bắt đầu từ khi hệ thống ngân hàng chính thức ra đời, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã mở rộng hoạt động tín dụng, khiến nền kinh tế phát triển với tốc độ như bơm bong bóng. Nhưng sau một giai đoạn thời gian, “phanh tín dụng” bị đạp gấp, khiến cho hầu hết các doanh nghiệp và người dân lâm vào cảnh phá sản, còn các ngân hàng lại được một phen bội thu.

Trong nhiều tháng, rất nhiều người đã tiết kiệm tiền, vay tiền và vay mượn để sở hữu những cổ phiếu trong ngành công nghiệp Mỹ”, tạp chí Time đã viết về giai đoạn những năm 1929, nhưng khi thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục, “họ cố gắng bán tháo chúng thậm chí còn điên cuồng hơn khi họ cố gắng để có được chúng”.

Khi thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục, “họ cố gắng bán tháo chúng thậm chí còn điên cuồng hơn khi họ cố gắng để có được chúng”.

Khi thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục, “họ cố gắng bán tháo chúng thậm chí còn điên cuồng hơn khi họ cố gắng để có được chúng”. (Getty)

Từ năm 1929 đến năm 1933, FED đã siết chặt 1/3 lượng lưu thông tiền tệ. Ngày 20/4/1929, giới tài phiệt ngân hàng ra phán quyết “khai tử” đối với thị trường cổ phiếu. Ngày 9/8/1929, FED tăng lãi suất cho vay lên mức 6%. Các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách “bỏ của chạy lấy người”.

Nhà sử học tài chính Richard Sylla, Giáo sư danh dự về Kinh tế thuộc Đại học New York và Chủ tịch hội đồng quản trị của Bảo tàng Tài chính Mỹ tại thành phố New York cho rằng: “Các ngân hàng gia hạn quá nhiều khoản nợ xấu; các ngân hàng đã đầu cơ quá nhiều”.

Đó là thời đại của sự “bùng nổ tín dụng”. Trong những năm 1920, đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về tín dụng ngân hàng và các khoản vay ở Mỹ, mọi người cảm thấy thị trường chứng khoán là một sự đánh cược tốt. Nhiều người tiêu dùng đã vay để mua cổ phiếu, các công ty đã cho vay nhiều hơn để mở rộng, mọi người trở nên nợ nần nhiều hơn.

Một người đàn ông bên chiếc xe hơi của mình với tấm biển

Một người đàn ông bên chiếc xe hơi của mình với tấm biển "Bán xe với giá 100 USD tiền mặt, đã mất tất cả tiền vào thị trường chứng khoán". (Ảnh: Flickr)

Điều gì đã thúc đẩy nạn “bùng nổ tín dụng” này? Chúng ta có thể kể đến công cụ đòn bẩy tài chính “tiền bảo chứng” và chính sách tiền tệ giá rẻ của giới ngân hàng. Tờ economicshelp tiết lộ rằng, điều này có nghĩa là bạn chỉ phải trả 10% hoặc 20%, và được vay đến 80-90% giá trị cổ phiếu. Việc này cho phép nhiều tiền hơn được đưa vào cổ phiếu, làm tăng giá trị của chúng. Người ta nói rằng có rất nhiều nhà đầu tư triệu phú, họ đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ theo cách mua bằng “tiền bảo chứng” (buy on margin). Đương nhiên, những triệu phú này đã bị “xóa sổ” khi thị trường chứng khoán sụp đổ, kéo theo hiệu ứng domino là sự sụp đổ của nền kinh tế.

Ngoài ra, không thể bỏ qua một nguyên nhân căn bản khác, cũng là tiền đề cho cuộc Đại khủng hoảng ngay sau đó, đó là sự tham lam vô độ và kỳ vọng sai lầm của các nhà đầu tư. Trong những năm trước năm 1929, thị trường chứng khoán mang đến tiềm năng kiếm lợi nhuận khổng lồ. Đó là “cơn sốt vàng mới”. Mọi người đã mua cổ phiếu với kỳ vọng kiếm được nhiều tiền hơn. Khi giá cổ phiếu tăng, mọi người bắt đầu vay tiền để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thị trường này đã bị cuốn vào một bong bóng đầu cơ.

Hàng tỷ đô la Mỹ đã được rút từ các ngân hàng Phố Wall cho các nhà môi giới vay tiền. Tuy nhiên, giá cổ phiếu không dựa trên các yếu tố kinh tế cơ bản mà là sự “điên cuồng”, liều lĩnh của các nhà đầu tư. Thu nhập trung bình trên mỗi cổ phiếu tăng 400% trong khoảng thời gian từ năm 1923 đến năm 1929. Đến năm 1930, giá trị của cổ phiếu đã giảm 90%.

Trên thực tế, giới tài phiệt ngân hàng đã hiểu rõ rằng, việc tạo ra lạm phát tiền tệ nhằm tước đoạt tài sản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách cho vay lấy lãi. 

Trên thực tế, giới tài phiệt ngân hàng đã hiểu rõ rằng, việc tạo ra lạm phát tiền tệ nhằm tước đoạt tài sản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách cho vay lấy lãi. 

Trên thực tế, giới tài phiệt ngân hàng đã hiểu rõ rằng, việc tạo ra lạm phát tiền tệ nhằm tước đoạt tài sản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách cho vay lấy lãi. (Pxfuel)

Nhà kinh tế học Song Hongbing cho rằng: “Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng năm 1929 đã được các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế “khéo léo dẫn dắt” nhằm “phế bỏ bản vị vàng” – một việc rất khó thực hiện được trong tình hình bình thường”.

Alan Greenspan đã phát biểu trong bài “Vàng và tự do kinh tế”: “Trong tình huống không có bản vị vàng, sẽ không có bất cứ biện pháp nào để bảo hộ sự tích luỹ của dân chúng khỏi sự thống soái của nạn lạm phát, và điều này cũng có nghĩa là nguồn tài sản của dân chúng sẽ không có được nơi cất giữ an toàn”.

Jesse Livermore, người được coi là một trong những nhà giao dịch vĩ đại nhất mọi thời đại khi kiếm được 100 triệu USD (tương đương hơn 1.327 tỷ USD ngày nay) trong những năm Đại suy thoái, đã đưa ra lời dự đoán: "Không thể có gì mới ở Phố Wall. Điều đó là vì nạn đầu cơ cũng cao niên như những ngọn đồi. Bất cứ điều gì xảy ra trong thị trường chứng khoán ngày hôm nay đã xảy ra trước đây và sẽ xảy ra một lần nữa”.

Và điều gì sẽ tiếp tục xảy ra, sau những bong bóng dot-com, khủng hoảng 2008-2009, gần đây nhất là khủng hoảng viêm phổi Vũ Hán… với những quả bom nợ “ẩn mình chờ nổ”, khi những sự kiện này trùng khớp với “vòng xoáy nợ toàn cầu” đạt đỉnh rủi ro!?

Cơ cấu cho vay và đi vay đã tạo thành việc thời gian giữa các chu kỳ khủng hoảng nợ ngày càng ngắn hơn do số nợ tích lũy ngày càng khổng lồ, cũng là thời cơ để các ngân hàng thâu tóm tài sản của cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời là dịp để chính phủ có thể mở rộng bàn tay quyền lực của mình vào nền kinh tế. (Pixabay)

Cơ cấu cho vay và đi vay đã tạo thành việc thời gian giữa các chu kỳ khủng hoảng nợ ngày càng ngắn hơn do số nợ tích lũy ngày càng khổng lồ, cũng là thời cơ để các ngân hàng thâu tóm tài sản của cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời là dịp để chính phủ có thể mở rộng bàn tay quyền lực của mình vào nền kinh tế. (Pixabay)

‘Nội lực’ của bản vị Vàng bị con người từ chối để phóng thích lòng tham

Theo thống kê của tác giả Ferdinand Lips trong “Cuộc chiến tranh vàng: Trận chiến chống lại tiền tệ từ cách nhìn của người Thuỵ Sĩ”, cho rằng tiêu chuẩn vàng của thế kỷ XIX “đại diện cho thành tựu tiền tệ cao nhất của thế giới văn minh và dường như là một phép lạ thời bây giờ”.

Tiền tệ của các quốc gia ở châu Âu cũng duy trì được tính ổn định cao độ như vậy, cụ thể là: 

  • Đồng francs của Pháp ổn định 100 năm, từ năm 1814 đến năm 1914.
  • Đồng florin của Hà Lan ổn định được 98 năm, từ năm 1816 đến năm 1914.
  • Đồng francs của Thụy Sĩ ổn định được 86 năm, từ năm 1850 đến năm 1936.
  • Đồng francs của Bỉ ổn định được 82 năm, từ năm 1832 đến năm 1914.
  • Đồng krona của Thụy Điển ổn định được 58 năm, từ năm 1873 đến năm 1931.
  • Đồng mác của Đức ổn định được 39 năm, từ năm 1875 đến năm 1914.
  • Đồng lira của Ý ổn định được 31 năm, từ năm 1883 đến năm 1914.

Gần đây, giá vàng đã tăng từ năm 2018 và đạt đến cột mốc quan trọng khi chạm mốc 1.800 USD/ounce, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách tiền tệ lỏng lẻo của FED, cùng với cuộc khủng hoảng dịch viêm phổi Vũ Hán và cuộc thương chiến quyết liệt Mỹ-Trung.

Mối quan hệ rất “hợp lý” giữa cổ phiếu và giá vàng

Tờ Forbes cho rằng có một mối quan hệ rất “hợp lý” giữa cổ phiếu và giá vàng, như trong biểu đồ trên đây. Về mặt lịch sử, vàng là một tài sản giảm rủi ro và các nhà đầu tư chỉ bỏ tiền vào tài sản này khi họ không tin vào sự phục hồi của thị trường chứng khoán.

Biến động của giá vàng giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2020

Tờ The Conversation cho biết, từ năm 1975 đến năm 2005, giá vàng dao động nhưng luôn trở về mức trung bình khoảng 400 USD/ounce, chỉ có giai đoạn năm 1979-1980, giá vàng tăng đột biến lên đến khoảng 820 USD/ounce. Điều này có thể được giải thích là do hậu quả của cuộc cách mạng Iran làm tăng giá dầu thô dẫn đến tình trạng lạm phát.

Từ năm 2005 đến năm 2011, giá vàng tăng rõ rệt, riêng giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, giá vàng sụt giảm mạnh. Sau đó, giá vàng lại quay trở lại và đạt mức cao nhất vào tháng 8/2011; đến giữa tháng 9/2018, vàng đã giảm một lần nữa, từ mức 1.870 USD/ounce xuống mức thấp nhất là 1.050 USD/ounce vào tháng 12/2015. Điều này không khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên vì giai đoạn trước đó nền kinh tế đang trong tình trạng bong bóng nợ. 

Khi tiền tệ không còn dựa trên vàng mà được quyết định bởi các chính trị gia

Tác giả Maurier cho rằng: “Cũng giống như tự do, vàng chưa bao giờ chịu khuất phục đến mức phải hạ thấp giá trị của nó”. Ngày nay, các nhà tài chính luôn nêu cao vấn đề ‘tiêu chuẩn hóa’, nhưng thế giới vốn đã không còn bất cứ chuẩn mực nào trong việc đo lường tiền tệ, điều này chẳng phải là mâu thuẫn và đáng cười?

Thật ra, tất cả các nền kinh tế nguyên thủy nhất đều dựa trên tiêu chuẩn đo lường là vàng. Vàng được công nhận bởi các quốc gia và dân tộc khác nhau trên thế giới. Theo “Tiêu chuẩn Vàng” của kinh tế học, nguồn cung tiền của một quốc gia được liên kết với vàng. Cán cân thanh toán quốc tế sẽ được giải quyết bằng vàng. 

Theo “Tiêu chuẩn Vàng” của kinh tế học, nguồn cung tiền của một quốc gia được liên kết với vàng. Cán cân thanh toán quốc tế sẽ được giải quyết bằng vàng. 

Theo “Tiêu chuẩn Vàng” của kinh tế học, nguồn cung tiền của một quốc gia được liên kết với vàng. Cán cân thanh toán quốc tế sẽ được giải quyết bằng vàng. (Pikist)

Bởi vì trữ lượng vàng hữu hạn, trong khi đặc tính của vàng không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, oxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích hợp để tạo tiền kim loại và trang sức. Tiền xu trong một thời gian dài vẫn được phát hành dựa trên bản vị vàng (số vàng quốc gia sở hữu). 

Vậy tại sao tiền tệ của một quốc gia nên “neo” vào tiêu chuẩn vàng? Lợi ích của việc đó là gì? 

Vàng - với các đặc tính đặc biệt của mình- không thể làm giả, không dễ bổ sung thêm trữ lượng, không dễ biến đổi - sẽ được "định giá" tự nhiên theo sức sản xuất, tích lũy, tái đầu tư và sáng tạo của nền kinh tế. Giá trị cho mỗi đơn vị hàng hóa mà con người tiêu dùng, tích lũy, tái đầu tư tương ứng với một đơn vị vàng nhất định, tại các thời điểm nhất định. 

Chẳng phải tiền tệ là để đo lường giá trị của của cải, hàng hóa, dịch vụ làm ra hay sao? Chỉ khi giá trị của cải được đo lường theo vàng, sự đo lường sẽ là công bằng, minh bạch và không dễ bị lòng tham của những người có quyền lực thổi phồng. 

Khi Thế chiến thứ I nổ ra, Hoa Kỳ và các nước châu Âu đã đình chỉ tiêu chuẩn vàng để có thể in đủ tiền để chi trả cho chi phí chiến tranh. Đây là thời khắc, tiền bạc, của cải làm ra không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong chiến tranh khiến các chính trị gia nghĩ ra giải pháp phá bỏ tiêu chuẩn vàng của tiền, bỏ bản vị vàng, giá trị của cải hàng hóa không còn do một bên thứ ba đáng tin cậy là vàng bảo chứng, mà do chính họ - các chính trị gia - những người không có trí tuệ, trái tim của vàng, không đáng tin như vậy, bảo chứng. Tiền in vô tội vạ cho mục tiêu chiến tranh và chính trị giải quyết được vấn đề ngắn hạn nhưng đã tạo ra siêu lạm phát trong trung và dài hạn ngay sau đó. Các quốc gia đã quay trở lại tiêu chuẩn vàng sửa đổi, bao gồm cả Hoa Kỳ vào năm 1919. 

Mặc dù bị “giam lỏng”, vàng vẫn được coi là một thứ tài sản quý với sức hấp dẫn mãnh liệt. Chỉ cần có chút biến động trong xã hội là người ta lập tức đổ xô đi mua vàng. (Nguồn ảnh: Getty Images)

Mặc dù bị “giam lỏng”, vàng vẫn được coi là một thứ tài sản quý với sức hấp dẫn mãnh liệt. Chỉ cần có chút biến động trong xã hội là người ta lập tức đổ xô đi mua vàng. (Nguồn ảnh: Getty Images)

Theo tờ The Balance, khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929, mọi người đổi đô la Mỹ của họ lấy vàng, họ tích trữ vàng vì không tin tưởng vào bất kỳ tổ chức tài chính nào. Sau đó, FED tiếp tục tăng lãi suất, cố gắng làm cho đô la Mỹ trở nên có giá trị hơn và ngăn cản mọi người tiếp tục làm cạn kiệt nguồn dự trữ vàng của Hoa Kỳ. 

Đến thời tổng thống Nixon, các chính sách kinh tế của chính quyền này đã tạo ra mức lạm phát cao lên đến hai chữ số, chính quyền Nixon đã tách giá trị của đồng đô la Mỹ khỏi vàng vào năm 1976. 

Sau khi tiêu chuẩn vàng bị loại bỏ, các quốc gia bắt đầu in thêm tiền tệ của riêng họ. Lạm phát tiếp tục gia tăng. Dù vậy, các chính phủ “hài lòng” với việc từ bỏ tiêu chuẩn vàng vì điều này tạo ra tăng trưởng kinh tế nhiều hơn trên lý thuyết. Họ cần con số tăng trưởng để kiếm phiếu bầu, dù sự tăng trưởng dựa trên vay nợ, nguồn vốn vay ảo do 'số nhân tiền' của hệ thống ngân hàng tạo ra và giá trị tiền bị định giá cao hơn so với giá trị hàng hóa của cải thực sự làm ra sẽ tất yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế - tài chính, dẫn tới gia tăng sở hữu chính phủ, gia tăng can thiệp chính phủ, gia tăng mất tự do quốc gia dân tộc vào các tổ chức quốc tế... Nhưng ai quan tâm chứ? Cả thế giới đều như thế: chính trị gia cần phiếu bầu, doanh nghiệp muốn kiếm tiền ngay, người dân muốn tiêu dùng theo mốt dù vay để tiêu dùng... Ai cũng muốn hưởng thụ và thành công dù chỉ là trong ngắn hạn... 

Thực tế, nền kinh tế các nước trở nên ngày càng “bội chi”, tiền tệ về tổng thể đang ngày càng giảm giá trị, tăng trưởng về của cải vật chất bắt đầu “mê hoặc” con người. Đây cũng là lúc hệ thống tài chính trở nên phức tạp, đa dạng, biến hóa khôn lường, các loại lý thuyết kinh tế xuất hiện nghe có vẻ hào nhoáng, nhưng đằng sau tất cả là các cuộc khủng hoảng kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Dù vậy, theo trang gold.org, vàng chưa bao giờ mất đi sức hấp dẫn của nó và luôn được xem như một tài sản có giá trị thực. Bất cứ khi nào suy thoái hoặc lạm phát xuất hiện, các nhà đầu tư “trở lại” với vàng như một nơi trú ẩn an toàn nhất. 

Tâm An

Đăng theo NTDVN

Mời quý độc giả đón đọc: "Phần 3: Ai tạo ra, kiểm soát và thu lời từ các công cụ tài chính đòn bẩy? Kẻ giấu mặt đứng sau các cuộc khủng hoảng"

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP