Họ thấy Phật sống ngồi trên tòa từ từ bay lên không trung, sau đó lại hạ xuống chỗ cũ, cứ như thế 3 lần. Nhưng đến lần thứ 3 khi ông bay lên không trung thì nghe thấy một tiếng nổ lớn “Ầm”, giống như một tiếng sấm nổ, sau đó Phật sống biến mất. Mọi người chỉ thấy một chòm mây đỏ bay lên trời.
Vị cao tăng già viên tịch biến mất một cách thần bí
Buổi chiều ngày 2 tháng năm 1998, một nhà tu hành Mật tông tên là A Quỳnh Kham Bố (Arjun Kampot) ở trong một ngôi nhà gỗ đơn sơ bên cạnh ngôi chùa Lạc Mạc ở huyện Tân Long, châu Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, căn dặn mấy người đệ tử vài câu, sau đó viên tịch. Chỉ thấy A Quỳnh Kham Bố tay cầm tràng hạt, nằm nghiêng trên giường. Khi viên tịch, ông liên tục niệm 6 chữ chân ngôn của Phật giáo Tạng truyền Án Ma Ni Bát Di Hồng (Om Mani Padme Hūm), vô cùng an nhiên tường hòa.
Khoảng 7 giờ tối, các đệ tử xử lý di thể sư phụ theo tập quán của Phật giáo Tạng truyền. Họ cởi y phục của thượng sư, chuẩn bị phủ pháp y lên thân thể ông. Đúng lúc đó, một sự việc thần kỳ đã xảy ra. Họ thấy toàn bộ nếp nhăn già nua trên thân thượng sư đã hoàn toàn biến mất, da dẻ hoàn toàn trở nên mềm mại như đứa trẻ 7, 8 tuổi, trắng hồng, mềm mỏng, hoàn toàn không phải dáng vẻ già nua khi còn sống. Hơn nữa thân thể của thượng sư co nhỏ hơn so với khi ông còn sống.
Điều càng khiến mọi người kinh ngạc hơn còn ở phía sau. 2 ngày sau, một đệ tử đến thiền phòng của thượng sư để thắp đèn cúng, phát hiện ra thân thể thượng sư trở nên càng nhỏ hơn nữa. Các đệ tử không biết xoay xở thế nào, không hiểu đã xảy ra chuyện gì? Thế là họ vội vàng đến chùa Á Thanh ở huyện Bạch Ngọc gần đó, tìm đến vị cao tăng A Thu Kham Bố để hỏi.
A Thu Kham Bố nói: “Việc này nhất định phải giữ bí mật, nhất định không được nói với người khác, nhất định không được để người đã phạm giới căn bản của Mật tông chạm vào thân thể A Quỳnh Kham Bố. Trong 7 ngày không được di chuyển thân thể ông, đến ngày thứ 8 mới được xử lý".
Thế là chỉ có người cháu kiêm thị giả của của thượng sư, tức người ngày thường chăm sóc cuộc sống của ông, tên là Xích Thành Gia Thố là người đủ các tiêu chuẩn để vào phòng của thượng sư.
7 ngày trôi qua, sang ngày thứ 8, buổi sáng, 3 đệ tử của thượng sư và người thân, tổng cộng 6 người cùng nhau bước vào phòng của thượng sư. Họ kéo pháp y phủ lên người thượng sư trên giường, mọi người kinh ngạc há hốc mồm, đứng ngây ra, trên giường trống không, không có thứ gì cả, thậm chí một chiếc tóc, một sợi lông cũng không có.
Xích Thành Gia Thố vô cùng đau buồn, vì sau khi thượng sư viên tịch đã không để lại bất cứ vật gì để có thể thờ cúng. Xích Thành Gia Thố vốn chưa từng trông thấy ánh sáng nào khác, nhưng một người khác có mặt lúc đó đã nhìn thấy cầu vồng ngũ sắc từ nóc nhà thượng sư bay lên, sau đó hòa tan và biến mất trên bầu trời. Những người cách chùa Lạc Mạc hơi xa một chút hầu như đều trông thấy cầu vồng ngũ sắc với đủ hình dạng kỳ lạ tuyệt diệu. Đây chính là hiện tượng hồng hóa (hóa cầu vồng) trong Phật giáo Tạng truyền được nói đến trong các truyền thuyết. Đó là cảnh giới tối cao khi hành giả Mật tông nhập niết bàn: Pháp thân cầu vồng.
Nhưng Pháp thân cầu vồng này có hay không? Hình thức biểu hiện của nó như thế nào? Nó quyết định bởi tầng thứ tu luyện của hành giả. So sánh một số trường hợp hóa cầu vồng đã xảy ra, chúng ta sẽ thấy, về chi tiết cũng có những chỗ khác nhau khá lớn. Người hóa cầu vồng cảnh giới cao nhất thì lúc lâm chung ngồi đả tọa, thân thể không ngừng phát sáng. Trong lúc thân thể không ngừng phát sáng thì cơ thể cũng không ngừng co lại, cuối cùng co nhỏ đến lúc hoàn toàn biến mất, giống như vị thượng sư A Quỳnh Kham Bố này.
Còn có một tình huống là, khi viên tịch, một bộ phận thân thể biến thành cầu vồng. Thân thể co lại, nhưng co nhỏ đến một mức độ nhất định thì không tiếp tục co nhỏ nữa. Di hài còn lại trở nên cứng như thép. Kích thước của di hài có liên quan đến tầng thứ lu luyện của hành giả, tức là người tu luyện tầng thứ càng cao thì di hài mà họ để lại càng nhỏ.
Có thể có người nói, không có hình ảnh chụp lại, chỉ dựa vào lời thuật lại của mấy người chứng kiến thì dường như không đủ sức thuyết phục. Sự việc này có vẻ hão huyền. Thực ra A Quỳnh Kham Bố là một người tu hành lặng lẽ vô danh, và sống ở nơi hẻo lánh, không để lại hình ảnh tư liệu nào. Thế thì có các cao tăng biến thành cầu vồng trước mặt đám đông không? Thực sự có người như vậy.
VIDEO - SỰ THẬT VỀ KHÍ CÔNG VÀ TU LUYỆN
Cao tăng hồng hóa trước đám đông, được một vị tổng giám đốc chụp hình
Một vị Tổng giám đốc Công ty Hàng không Hải Nam đã dùng máy ảnh chụp được hình ảnh Rinpoche A Tông Bạch Lạc hồng hóa. Vị Rinpoche A Tông Bạch Lạc là người thế nào? Rinpoche trong tiếng Tạng nghĩa là quý báu, dùng để tôn xưng các vị cao tăng. Rinpoche A Tông Bạch Lạc sinh năm 1972, lên 5 tuổi bắt đầu học các kinh điển Phật giáo chữ Tạng với các cao tăng, lúc 8 tuổi được xác nhận là chuyển thế của Nhân Chân Thứ Vượng La Bố. Vị Nhân Chân Thứ Vượng La Bố này rất nổi tiếng, ông là thượng sư của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, ông cũng là quốc sư của 3 nước Butan, Nepal, và Ladakh.
Khi Rinpoche A Tông Bạch Lạc 17 tuổi, ông bắt đầu giảng Pháp ở chùa A Tông - ngôi chùa cực kỳ nổi tiếng trong Phật giáo Tạng truyền. Năm 2006, A Tông Bạch Lạc khi đó ở thành phố Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc, và lúc đang làm lễ cúng lửa cho Kim Cương Lực Sĩ (Dorje Drollo), tức Hiện hóa Phẫn nộ của Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, thì A Tông Bạch Lạc hồng hóa tại chỗ.
Cúng lửa là một nghi thức cúng tế lâu đời trong Tạng Mật. Trong Phật giáo cho rằng, thế giới là do Tứ đại Đất, Nước, Lửa, Gió cấu thành. Cúng lửa là dùng lửa để cúng dường các vị Thần.
Rinpoche A Tông Bạch Lạc trong nghi lễ cúng lửa ở Hải Khẩu, đã tiến nhập vào trạng thái thiền định. Sau đó ông hóa thành cầu vồng bay đi dưới những con mắt chăm chú của đám đông.
Những cao tăng hồng hóa trước mặt đám đông giống như Rinpoche A Tông Bạch Lạc không phải là hiếm thấy trong Phật giáo Tạng truyền.
Viên tướng quân đội và vệ binh tận mắt chứng kiến hồng hóa
Năm 1952, Trương Quốc Hoa, nguyên Tư lệnh quân khu Tây Tạng đã tận mắt chứng kiến cao tăng hồng hóa. Cơ hội này rất đặc biệt, vì năm 1950, Trương Quốc Hoa vừa mới dẫn Quân đoàn 18 của Quân đội Giải phóng của ĐCSTQ tấn công vào Xương Đô của Tây Tạng, Chính phủ Tây Tạng đầu hàng.
Năm 1952, Trương Quốc Hoa được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Tây Tạng. Ngày hôm đó, ở địa phương có vị cao tăng là Sách Lang Nam Kiệt nhờ người đưa thư đến cho Trương, nói rằng sáng hôm sau ông sẽ rời khỏi Tây Tạng. Khi đó Trương Quốc Hoa hoàn toàn không biết tí gì về Phật giáo Tạng truyền, ông cho rằng, vị Phật sống này nói rời khỏi Tây Tạng nghĩa là xuất hành đi nơi xa. Vì phép tắc lễ nghi, sáng hôm sau Trương liền đến tiễn đưa.
Sau khi Trương Quốc Hoa đến ngôi chùa mà Sách Lãng Nam Kiệt ở, ông thấy vị Phật sống này đang ngồi ở giữa Đại Kinh Đường, không giống như dáng vẻ sắp xuất hành, và cũng không đứng lên đón tiếp khách. Trương Quốc Hoa không hiểu, bèn cùng với vệ binh đứng xem. Họ chỉ thấy các tăng nhân khác trong chùa đều đến, ngồi từng vòng từng vòng vây quanh Phật sống. Một lúc sau, sau khi mọi người đã đến đủ, thì sự việc kỳ diệu đã xảy ra. Họ thấy Phật sống ngồi trên tòa từ từ bay lên không trung, sau đó lại hạ xuống chỗ cũ, cứ như thế 3 lần. Nhưng đến lần thứ 3 khi ông bay lên không trung thì nghe thấy một tiếng nổ lớn “Ầm”, giống như một tiếng sấm nổ, sau đó Phật sống biến mất. Mọi người chỉ thấy một chòm mây đỏ bay lên trời.
Sau đó mọi người kiểm tra hiện trường, thấy không để lại một vết tích gì. Người kể lại câu chuyện này chính là vệ binh của Trương Quốc Hoa. Lúc đó cảm thụ của Trương tướng quân như thế nào thì chắc mọi người có thể đoán được. Sau này trong thời gian Trương Quốc Hoa đảm nhiệm chức Tư lệnh Quân khu Tây Tạng, Trương đã tích cực bảo vệ tăng lữ và văn vật văn hóa của Phật giáo Tây Tạng, khiến chùa chiền tránh khỏi bị phá hoại.
Trong số các quan chức quân đội ĐCSTQ đồn trú ở Tây Tạng, Trương là người khá thân thiện với người Tây Tạng và văn hóa Tây Tạng. Trong con mắt người Tây Tạng, Trương cũng và viên quan chức quân đội khá tốt của ĐCSTQ. Từ đó có thể thấy, cao tăng đã để cho Trương Quốc Hoa tận mắt chứng kiến ông hồng hóa - một cảnh tượng rất thù thắng và rất bí mật trong Phật giáo Tạng truyền. Đây không phải việc tùy hứng, mà là hữu ý. Thực ra nó khởi đầu từ việc hiểu sai của Trương, nhưng đằng sau sự hiểu sai đó chính là hữu ý an bài của Phật sống. Tận mắt chứng kiến hồng hóa đã để lại ấn tượng sâu sắc cho viên sĩ quan ĐCSTQ này, cũng ảnh hưởng đến những hành vi của ông ta sau này. Đó có lẽ cùng là nhân duyên đặc biệt giữa Phật sống, Trương Quốc Hoa và Tây Tạng.
Hồng hóa là gì? Từ khoa học hiện đại có thể giải thích được không?
Thân thể của tăng nhân không còn nữa, thành một luồng ánh sáng bay lên không trung. Khái niệm khoa học duy nhất có thể có liên quan đến hồng hóa chính là vật chất chuyển hóa thành năng lượng. Loại chuyển hóa này ở tầng diện lượng tử, theo công thức của Einstein 1=mc2 . Đây là phương pháp tính toán khối lượng chuyển hóa thành năng lượng. Từ phương trình năng lượng này, con người đã chế tạo ra bom hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, và nắm được năng lượng to lớn.
Các nhà máy điện hạt nhân hiện nay thường dùng Uranium hoặc Plutoni làm nguyên liệu, năng lượng mà nó giải phóng ra trong quá trình phân rã được dùng để phát điện. Tỷ lệ vật chất chuyển hóa này rất nhỏ, nhưng năng lượng của vật chất sau khi chuyển hóa thì rất lớn. Do đó có thể nói, đây được coi là nguồn năng lượng hiệu suất cao mà nhân loại hiện nay biết đến.
Lấy một trạm phát điện 1 triệu kW làm ví dụ. Nếu đốt than để phát từng này điện thì mỗi ngày phải tiêu hao 70.000 - 80.000 tấn than, một năm cần đốt hơn 2 triệu tấn than. Nhưng nếu chuyển thành năng lượng hạt nhân thì mỗi năm chỉ cần khoảng 1.5 tấn Uranium hoặc Plutoni phân rã là đủ rồi.
Nhưng hồng hóa hoàn toàn khác với hạt nhân. Một bộ phận hoặc toàn bộ thân thể cao tăng biến mất trên không trung. Nếu thân thể hành giả chuyển hóa thành năng lượng, theo lý thuyết nó sẽ giải phóng ra năng lượng cực lớn. Nhưng thực tế nó không giải phóng ra năng lượng có tính hủy diệt nào như năng lượng hạt nhân, nào là quả cầu lửa, sóng xung kích, đám mây hình nấm… tất cả đều không có.
Một người 60kg, nếu trong chớp mắt biến mất (chuyển hóa thành năng lượng), thì sẽ giải phóng ra năng lượng 5.4 x 1018 J (Joule)
Quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 giải phóng năng lượng là 64 x 1012 J. Thế nên, một thân thể con người trong chớp mắt biến mất thì có thể giải phóng ra năng lượng tương đương với 84.000 trái bom nguyên tử Hiroshima.
Thế thì sẽ kinh thiên động địa, lửa bốc ngút trời. Nhưng thực tế hiện trường hồng hóa lại vô cùng yên tĩnh, không xảy ra bất cứ điều gì, không có vụ nổ, không có sự kiện có tính hủy diệt nào, trái lại, mọi người thường quan sát thấy mây lành.
Tại sao lại như vậy? Khoa học hiện chưa thể nào đưa ra được cách giải thích hợp lý. Từ góc độ khác mà nói, hồng hóa tuy là hiện tượng vật lý trên không trung mà nhiều người quan sát được, nhưng nó lại thuộc về phạm trù tôn giáo và văn hóa tu luyện, nó nằm ngoài năng lực giải thích của những khái niệm khoa học.
Khoa học là có biên giới, nó hoàn toàn không phải là thẩm phán tất cả mọi thứ trên thế giới. Phi khoa học không có nghĩa là sai lầm, phi khoa học không có nghĩa là không tồn tại. Có thể sau khi trải qua điều chỉnh và phát triển, các khái niệm khoa học có thể bao gồm các hiện tượng thần bí như hồng hóa này chăng.
VIDEO - TU LUYỆN CO KHẢ NĂNG SINH RA NĂNG LỰC SIÊU THƯỜNG
Trung Hòa
Theo kênh Wen Zhao Studio
Đăng theo NTDVN